Loading


Quyết định 1162/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1162/QĐ-TTg
Ngày ban hành 13/07/2021
Ngày có hiệu lực 13/07/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Lê Văn Thành
Lĩnh vực Thương mại

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1162/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MIỀN NÚI, VÙNG SÂU, VÙNG XA VÀ HẢI ĐẢO GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phvà Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi là Chương trình) với những nội dung chính sau:

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu tổng quát:

Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo nhm thu hẹp khoảng cách chênh lệch gia các vùng miền; đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập của người dân, đảm bo an ninh quốc phòng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

2. Mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu cụ thể của Chương trình đến năm 2025 như sau:

a) Đưa tổng mức bán lhàng hóa và dịch vụ ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đạt mức tăng trưởng 9% - 11% hàng năm trong giai đoạn 2021 - 2025.

b) Phát triển các sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản, tiềm năng, lợi thế của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đ đưa vào hệ thống phân phối trong và ngoài nước.

c) Phát triển sản phẩm, hàng hóa tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng tham gia hệ thống phân phi trong và ngoài nước.

d) Khuyến khích, phát triển thương nhân, doanh nghiệp có năng lực thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, mi năm tăng trung bình 8% - 10% trong giai đoạn 2021 - 2025.

đ) Xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo chui, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

e) Phát triển nguồn nhân lực quản lý thương mại trên địa bàn đảm bảo 100% cán bộ quản lý thương mại thuộc đối tượng của Chương trình được đào tạo, bồi dưỡng knăng, chuyên môn, nghiệp vụ về phát triển thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hi đảo.

g) Xây dựng hệ thống cơ sdữ liệu về cơ chế, chính sách cho phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thống nhất, đng bộ.

h) Phn đấu đến năm 2025 đưa nước ta tr thành quốc gia mạnh về sản phm tiềm năng, lợi thế từ biển đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

i) Góp phần xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; nâng cao thu nhập của người dân khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hi đảo; củng can ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, giữ vng chquyền quốc gia trên địa bàn min núi, vùng sâu, vùng xa và hi đảo.

II. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển

a) Phát triển thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đo gn liền quy mô, trình độ phát triển sản xuất, kinh doanh.

b) Phát triển hài hòa gia phát triển thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hi đo với các vùng miền khác trên cả nước.

c) Phát triển hài hòa giữa mục tiêu phát huy lợi thế so sánh với mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

[...]
4