Quyết định 1331/QĐ-BYT về Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Số hiệu | 1331/QĐ-BYT |
Ngày ban hành | 10/03/2023 |
Ngày có hiệu lực | 10/03/2023 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Y tế |
Người ký | Nguyễn Thị Liên Hương |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1331/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2023 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2023
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch;
Căn cứ Nghị định số 103/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ quy định về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm;
Căn cứ Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;
Căn cứ Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 06 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới;
Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm;
Căn cứ Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2022 của Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023”.
Điều 2. Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023 là căn cứ để:
1. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể trình Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt kế hoạch và bố trí kinh phí để chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn.
2. Các Vụ, Cục, các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế và các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được phân công xây dựng kế hoạch thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng Cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Viện trưởng các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng; Giám đốc Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH
PHÒNG,
CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2023
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1331/QĐ-BYT ngày 10 tháng 3 năm 2023 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2022
I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Trong những năm gần đây tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo. Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phát triển, các đại dịch nói chung đang tăng dần tần suất xuất hiện. Tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, lụt bão, đô thị hóa và di dân gia tăng là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện, lây lan và bùng phát. Năm 2022, thế giới tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc, tử vong do các bệnh lây truyền từ động vật sang người, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi tại nhiều quốc gia, mới nhất là sự lây lan của bệnh Marburg tại khu vực châu Phi; một số bệnh lưu hành, bệnh có vắc xin dự phòng cũng gia tăng so mắc ở nhiều nơi.
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1331/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2023 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2023
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch;
Căn cứ Nghị định số 103/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ quy định về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm;
Căn cứ Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;
Căn cứ Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 06 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới;
Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm;
Căn cứ Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2022 của Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023”.
Điều 2. Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023 là căn cứ để:
1. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể trình Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt kế hoạch và bố trí kinh phí để chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn.
2. Các Vụ, Cục, các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế và các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được phân công xây dựng kế hoạch thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng Cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Viện trưởng các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng; Giám đốc Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH
PHÒNG,
CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2023
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1331/QĐ-BYT ngày 10 tháng 3 năm 2023 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2022
I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Trong những năm gần đây tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo. Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phát triển, các đại dịch nói chung đang tăng dần tần suất xuất hiện. Tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, lụt bão, đô thị hóa và di dân gia tăng là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện, lây lan và bùng phát. Năm 2022, thế giới tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc, tử vong do các bệnh lây truyền từ động vật sang người, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi tại nhiều quốc gia, mới nhất là sự lây lan của bệnh Marburg tại khu vực châu Phi; một số bệnh lưu hành, bệnh có vắc xin dự phòng cũng gia tăng so mắc ở nhiều nơi.
1. Trên thế giới
Tính đến nay, đã ghi nhận khoảng 678 triệu ca mắc COVID-19, trên 6,7 triệu ca tử vong kể từ đầu dịch. Trong năm 2022, thế giới đã ghi nhận 371,5 triệu ca ca mắc, 1,2 triệu trường hợp tử vong và liên tục xuất hiện các biến thể mới1.
Bệnh cúm mùa hàng năm vẫn ghi nhận khoảng hơn 1 tỷ trường hợp mắc, khoảng 3-5 triệu ca bệnh nặng và khoảng 291.000-646.000 ca tử vong. Bệnh đậu mùa khỉ và viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân đã xuất hiện và lây lan tại nhiều quốc gia, là các sự kiện y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu cần quan tâm trong năm 20222. Bên cạnh đó, số mắc sốt xuất huyết trong năm 2022 cũng tăng cao tại nhiều quốc gia3.
2. Tại Việt Nam
Từ đầu dịch đến nay, cả nước ghi nhận trên 11,5 triệu ca mắc COVID-19 và trên 43.000 trường hợp tử vong, Năm 2022, cả nước ghi nhận trên 9,7 triệu ca mắc; tỷ lệ ca nhiễm/1 triệu dân là 116.471 ca (đứng thứ 117/230 quốc gia, vùng lãnh thổ); có gần 10.800 ca tử vong, chiếm tỷ lệ 0,11% trên tổng số ca nhiễm của năm 2022; số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong nước đã ghi nhận sự xuất hiện nhiều biến thể phụ của Omicron4.
Năm 2022 cả nước ghi nhận trên 371.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết và 144 trường hợp tử vong; so với năm 2021, số mắc tăng hơn 5 lần, tử vong tăng 5,3 lần. Số mắc sốt xuất huyết trong năm 2022 cao hơn số mắc trung bình năm các giai đoạn trước. Trong năm 2022 ghi nhận 02 trường hợp đậu mùa khỉ là các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài và 01 trường hợp dương tính với cúm A(H5).
Ngoài ra, hầu hết các dịch bệnh truyền nhiễm khác ổn định, không ghi nhận các ổ dịch lớn trong cộng đồng; số mắc, tử vong giảm so với cùng kỳ năm 2021. Các dịch bệnh lưu hành, các bệnh có vắc xin dự phòng trong nước như cúm, tay chân miệng, sốt rét, sởi... cơ bản được kiểm soát.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH ĐÃ TRIỂN KHAI
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, khống chế số mắc, tử vong, ngay từ đầu năm Bộ Y tế đã chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch, trong đó tập trung vào các hoạt động chính như sau:
1. Về công tác chỉ đạo, điều hành
- Tham mưu Chính phủ ban hành các Nghị quyết, Quyết định5 và các văn bản chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai công tác phòng chống dịch6; định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-197 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác; chủ động, thường xuyên cung cấp thông tin gửi các đại biểu Quốc hội, các cơ quan truyền thông, báo chí.
- Xây dựng, tổ chức triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ngay từ đầu năm8; ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai công tác phòng, chống các dịch bệnh lưu hành (sốt xuất huyết, cúm...), các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi (đậu mùa khỉ, viêm gan cấp không rõ nguyên nhân,...); phòng, chống dịch bệnh dịp Tết, mùa lễ hội đầu năm, trong giai đoạn giao mùa (hè - thu, thu - đông, đông - xuân) và trong mùa bão, lũ9. Định kỳ tổ chức giao ban, hội nghị, hội thảo10, đào tạo, tập huấn; tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn hỗ trợ các địa phương, đơn vị triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh11. Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm12.
2. Công tác chuyên môn, kỹ thuật và hậu cần
- Chủ động theo dõi, bám sát các diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới, nhất là COVID-19, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi và các bệnh lưu hành; thường xuyên đánh giá, phân tích, nhận định, dự báo tình hình.
- Chuẩn bị các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch; chủ động triển khai các biện pháp ngăn chặn, kiểm soát ngay tại cửa khẩu; giám sát, phát hiện sớm tại cộng đồng và trong các cơ sở y tế; xử lý kịp thời các ổ dịch, triển khai các chiến dịch vệ sinh môi trường, hạn chế bùng phát lây lan trên diện rộng.
- Xây dựng, cập nhật, ban hành các phương án, kịch bản, kế hoạch trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác, công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-1913; thường xuyên cập nhật các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật trong giám sát, chẩn đoán, điều trị14.
- Tập trung đẩy mạnh tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, nhất là tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4, tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi15; duy trì triển khai tiêm chủng mở rộng, tổ chức tiêm vét, tiêm bổ sung đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng.
- Thực hiện hiệu quả việc phân tuyến, phân luồng khám, sàng lọc bệnh; đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu, cách ly, điều trị, đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính, người già và trẻ em, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong. Triển khai hiệu quả việc thực hiện tiêu chí bệnh viện an toàn phòng, chống dịch16; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Tăng cường năng lực hồi sức cấp cứu; tổ chức hội chẩn liên khoa, liên viện, liên tuyến.
- Cập nhật tình hình và cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông để phối hợp tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh, tập trung khuyến cáo, vận động người dân thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân17; đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền về tác dụng, hiệu quả của vắc xin trong ngăn ngừa bệnh nặng, tử vong để khuyến khích, vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.
- Triển khai các giải pháp bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; thực hiện các chế độ, chính sách cho lực lượng phòng, chống dịch, nhất là cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở, các y bác sỹ, nhân viên y tế trong các cơ sở khám, chữa bệnh.
III. KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH NĂM 2022
1. Với sự nỗ lực, đoàn kết, trách nhiệm và quyết tâm cao, ngành Y tế đã thực hiện hiệu quả các chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm đã từng bước được kiểm soát hiệu quả.
2. Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 vẫn đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước, Công tác phòng chống dịch COVID-19 được triển khai quyết liệt, đồng bộ và đạt được nhiều kết quả tích cực. Các biện pháp phòng, chống dịch được áp dụng chủ động, sáng tạo, linh hoạt, phù hợp, đặc biệt là thành công trong chiến lược vắc xin. Việc chuyển hướng chiến lược, nới lỏng các biện pháp kịp thời, đúng đắn tại những thời điểm quyết định để thực hiện hiệu quả chủ trương “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Cả nước đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đồng bộ “đa mục tiêu” vừa sẵn sàng phòng, chống dịch, vừa thúc đẩy toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội.
IV. KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Khó khăn, thách thức
- Dịch bệnh diễn biến khó lường, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; các biến chủng mới, các tác nhân gây bệnh liên tục biến đổi, xuất hiện, miễn dịch giảm theo thời gian, xu hướng dịch bệnh khó dự báo.
- Tỷ lệ tiêm chủng ở một số nơi còn thấp, nhất là vùng sâu, vùng xa, khu vực dân tộc thiểu số sinh sống; tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 3 cho người từ 12 đến dưới 18 tuổi và mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi chưa đạt tiến độ đề ra.
- Hệ thống văn bản pháp luật về mua sắm, đấu thầu vẫn đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung; một số quy định hiện hành chưa bao quát hết các tình huống trong phòng, chống dịch.
- Y tế dự phòng, y tế cơ sở có nhiều hạn chế, bộc lộ rõ trong phòng, chống dịch COVID-19; thu nhập thấp, cơ sở vật chất thiếu thốn, nhân lực phòng, chống dịch, hồi sức cấp cứu các tuyến mỏng và yếu.
2. Nguyên nhân
Ngoài lý do khách quan do ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội trong nước và thế giới, các vấn đề đã tồn tại nhưng chưa được giải quyết triệt để của hệ thống và tác động của đại dịch COVID-19, còn một số nguyên nhân như sau:
- Tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, lụt bão; đô thị hóa và di dân và các thói quen cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh phát sinh, xuất hiện, lây lan và bùng phát.
- Tình trạng chủ quan, lơ là, thiếu chủ động, quyết liệt xảy ra tại một số nơi, một số thời điểm; sự vào cuộc của các cấp, các ngành chưa đồng bộ, nhất quán.
- Việc hướng dẫn, thể chế hóa một số chủ trương, chính sách chưa cụ thể, rõ ràng dẫn đến khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Hạn chế trong đầu tư, huy động nguồn lực xã hội dẫn đến hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở chưa theo kịp sự phát triển của xã hội và nhu cầu của người dân.
KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2023
I. NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH
Dịch bệnh được dự báo vẫn tiếp tục diễn biến khó lường trong thời gian tới. Ngày 27/01/2023, WHO thông tin số tử vong hàng tuần trên toàn cầu đã tăng trở lại từ tháng 12/2022. Hai tháng qua, thế giới có hơn 170.000 ca tử vong và ước tính số thực tế còn cao hơn nhiều. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá và nhận định dịch COVID-19 vần là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế với mức độ nguy cơ cao trong bối cảnh đáp ứng khác nhau giữa các quốc gia. Cùng với đó, các tác nhân gây bệnh, các chủng vi rút cúm xuất hiện, biến đổi liên tục làm giảm khả năng bảo vệ của vắc xin nên luôn tiềm ẩn nguy cơ đại dịch.
Trong nước, tình hình dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát. Tuy nhiên, với nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao do hầu hết các quốc gia đã mở cửa trở lại cùng với thời tiết thay đổi bất thường làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Qua ba năm dịch COVID-19, tỷ lệ tiêm vắc xin tiêm chủng mở rộng chưa đạt như mong muốn; số trẻ em chưa tiêm chủng còn cao, khả năng miễn dịch giảm, các dịch bệnh dự phòng bằng vắc xin có nguy cơ gia tăng. Sốt xuất huyết cũng có khả năng gia tăng với dự báo mùa mưa đến sớm, lượng mưa tăng cao và nguy cơ xâm nhập của týp vi rút; các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi như đậu mùa khỉ tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập, lây lan trong nước.
Giảm tối đa tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm so với trung bình năm giai đoạn 2016-2020; khống chế kịp thời, hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh bùng phát để góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội.
2.1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn chuyên môn
- Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ xây dựng dự án Luật Phòng bệnh (bao gồm các nội dung về Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm) đảm bảo tiến độ theo Chương trình của Quốc hội.
- Ban hành Thông tư quy định gói dịch vụ y tế cơ bản do Trạm y tế tuyến xã thực hiện.
- Xây dựng, ban hành Thông tư sửa đổi Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm (sau đây gọi là Thông tư 54/2015/TT-BYT) và Thông tư thay thế Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc (sau đây gọi là Thông tư 38/2017/TT-BYT).
- Cập nhật, hoàn thiện, ban hành: Phương án bảo đảm công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế và các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật: Hướng dẫn giám sát COVID-19; Hướng dẫn giám sát và phòng chống các bệnh: sốt xuất huyết, tay chân miệng, đậu mùa khỉ; Hướng dẫn tiêm vắc xin phòng COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác theo quy định; Hướng dẫn phân vùng dịch tễ các bệnh do ký sinh trùng thường gặp; Hướng dẫn giám sát dựa vào sự kiện; Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm.
2.2. Thực hiện các chỉ tiêu chung về chuyên môn, kỹ thuật
- Duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh.
- Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi đạt ≥ 95% quy mô cấp xã.
- 100% bệnh, dịch bệnh mới phát sinh được phát hiện và xử lý kịp thời.
- 100% đối tượng kiểm dịch y tế biên giới được giám sát, kiểm tra và xử lý y tế theo đúng quy định, phát hiện sớm và kịp thời xử lý các trường hợp mắc bệnh theo quy định, hạn chế tối đa dịch bệnh xâm nhập và lây lan.
- 100% cán bộ làm công tác thống kê báo cáo bệnh truyền nhiễm được tập huấn về giám sát, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm.
- 100% nhân viên y tế làm việc tại các khoa khám bệnh, khoa Nội, truyền nhiễm được tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị.
2.3. Thực hiện chỉ tiêu cụ thể đối với một số bệnh truyền nhiễm
2.3.1. Dịch COVID-19: Không để bùng phát trong cộng đồng, cơ sở y tế.
2.3.2. Các bệnh Ebola, MERS-CoV, cúm A (H7N9): Hạn chế tối đa dịch bệnh xâm nhập.
2.3.3. Các bệnh cúm A (H5N1), cúm A (H5N6), Đậu mùa khỉ, viêm gan cấp không rõ nguyên nhân và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi khác: 100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, hạn chế tối đa xâm nhập và lây lan.
2.3.4. Bệnh sốt xuất huyết
- Số mắc/100.000 dân: giảm 5% so với năm 2022.
- Tỷ lệ chết/mắc: <0,09%.
- Tỷ lệ ca lâm sàng được xét nghiệm định týp vi rút: 3%.
2.3.5. Bệnh sốt rét
- Tỷ lệ mắc: <2,5/100.000 dân.
- Tỷ lệ tử vong: ≤ 0,02/100.000 dân.
2.3.6. Bệnh dại: Khống chế ≤ 80 trường hợp tử vong.
2.3.7. Bệnh tay chân miệng
- Tỷ lệ mắc: < 100/100.000 dân.
- Tỷ lệ tử vong: < 0,05%.
2.3.8. Bệnh tả, lỵ trực trùng: 100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, không để lây lan trong cộng đồng.
2.3.9. Bệnh sởi, rubella
- Tỷ lệ mắc: < 40/100.000 dân.
- Tỷ lệ tử vong: < 0,1%.
2.3.10. Bệnh ho gà, bạch hầu, viêm não Nhật Bản B và các bệnh truyền nhiễm khác trong Chương trình tiêm chủng mở rộng: giảm 5% so với trung bình giai đoạn 5 năm 2016 - 2020.
- Tập trung hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý và chỉ đạo điều hành; đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án Luật Phòng bệnh theo kế hoạch. Đẩy mạnh công tác phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm.
- Hoàn thiện Thông tư quy định gói dịch vụ y tế cơ bản do Trạm y tế tuyến xã thực hiện.
- Tập trung xây dựng, ban hành Thông tư sửa đổi Thông tư số 54/2015/TT-BYT và Thông tư số 38/2017/TT-BYT.
- Nâng cao trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, bố trí kinh phí, đảm bảo nguồn lực và huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong công tác phòng, chống dịch.
- Củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm từ Trung ương đến địa phương, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức để đáp ứng các yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Thúc đẩy việc nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động y tế dự phòng và y tế cơ sở; đặc biệt tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, biên giới, hải đảo.
- Đẩy mạnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế, từng bước đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng cho đội ngũ nhân viên y tế các tuyến; thực hiện các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp, triển khai Nghị định số 05/2023/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ (Sau đây gọi là Nghị định 05/2023/NĐ-CP) quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với các cơ sở y tế công lập; tiếp tục thực hiện sắp xếp, hoàn thiện tổ chức các đơn vị y tế dự phòng.
- Chỉ đạo tổ chức triển khai chủ động, hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là với dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi (đậu mùa khỉ, cúm gia cầm...) với tinh thần và giải pháp là “Sớm một bước, cao hơn một mức”, không để xảy ra dịch chống dịch, bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân; thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm đạt các mục tiêu, chỉ tiêu theo Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2022 của Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 (sau đây gọi là Nghị quyết 38/NQ-CP).
2.1. Công tác dự phòng
2.1.1. Công tác kiểm soát dịch
2.1.1.1. Dịch COVID-19
- Tiếp tục bám sát, cập nhật diễn biến dịch bệnh trong nước và trên thế giới; kịp thời tham mưu, ban hành các văn bản điều chỉnh, quy định, hướng dẫn, chỉ đạo đôn đốc các đơn vị, địa phương trong công tác phòng, chống dịch và công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
- Ban hành và triển khai Phương án bảo đảm công tác y tế với các tình huống có thể xảy ra của dịch bao gồm tình huống có biến chủng mới nguy hiểm hơn, dịch COVID-19 bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế và tình huống công bố dịch kết thúc khi WHO có khuyến cáo.
- Triển khai hiệu quả kế hoạch tiêm vắc xin năm 2023; đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả và cập nhật hướng dẫn tiêm chủng cho các nhóm đối tượng theo khuyến cáo của WHO.
- Chủ động giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ, các trường hợp mắc bệnh tại các cửa khẩu và tại các cơ sở y tế; thực hiện giải trình tự gen, phát hiện sớm các biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2.
2.1.1.2. Các dịch bệnh truyền nhiễm khác
- Triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; các kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trong mùa lễ hội đầu năm và tại các sự kiện chính trị, văn hóa - xã hội; phòng, chống dịch trong và sau thiên tai, bão lụt và các chương trình cộng đồng chung tay phòng, chống dịch.
- Chủ động theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; thường xuyên phân tích, đánh giá, dự báo tình hình dịch; chuẩn bị phương án, kịch bản ứng phó với các cấp độ dịch và thực hiện hiệu quả mục tiêu ngăn chặn nguồn lây xâm nhập từ bên ngoài và phát hiện sớm, khoanh vùng, dập dịch từ bên trong.
- Tăng cường triển khai giám sát thường xuyên, giám sát trọng điểm, giám sát dựa vào sự kiện và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 17/2019/TT-BYT ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Bộ Y tế về hướng dẫn giám sát và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
- Rà soát, đề xuất xây dựng, sửa đổi và bổ sung hướng dẫn chuyên môn về giám sát và phòng chống các bệnh truyền nhiễm.
- Tăng cường hoạt động của Trung tâm đáp ứng khẩn cấp với sự kiện Y tế công cộng Việt Nam (PHEOC) tại Bộ Y tế và các Văn phòng đáp ứng khẩn cấp với sự kiện Y tế công cộng tại các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur để kịp thời ứng phó với các vấn đề dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi.
2.1.2. Công tác kiểm dịch y tế
- Chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới. Tăng cường giám sát, khai báo phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tại các cửa khẩu; theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới, chủ động đề xuất các biện pháp đáp ứng phù hợp.
- Tăng cường phối hợp liên ngành tại các cửa khẩu, xây dựng các biên bản phối hợp liên ngành để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động kiểm dịch y tế. Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai cơ chế “Một cửa, một lần dừng” tại cặp cửa khẩu Lao Bảo - Đen xa vẳn và “Hải quan một cửa” tại các cửa khẩu quốc tế đường biển; tham gia các đoàn công tác liên ngành về đánh giá việc nâng cấp các cửa khẩu và việc triển khai thực hiện các hoạt động phối hợp liên ngành tại cửa khẩu.
- Rà soát, cập nhật các hướng dẫn chuyên môn về quy trình kiểm dịch tại các cửa khẩu phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức cấp thẻ cho kiểm dịch viên y tế tại các địa phương.
2.1.3. Công tác tiêm chủng và an toàn sinh học
- Tiếp tục cập nhật các hướng dẫn chuyên môn, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế về đảm bảo an toàn tiêm chủng, tăng cường kiểm tra giám sát, nâng cao tỷ lệ tiêm chủng; đảm bảo an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm.
- Thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, thường xuyên rà soát đối tượng và tổ chức tiêm vét các loại vắc xin trong tiêm chủng mở rộng, đặc biệt tại các xã, phường vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, các khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng có dân tộc thiểu số sinh sống, các trung tâm bảo trợ xã hội, các cơ sở chăm sóc tập trung tự nguyện bảo đảm tỷ lệ tiêm các loại vắc xin trong tiêm chủng mở rộng đạt ít nhất 95% quy mô cấp xã trên phạm vi toàn quốc.
- Triển khai hiệu quả Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2022 về lộ trình tăng số lượng vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021-2030.
- Xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống phòng xét nghiệm tham chiếu quốc gia. Tổ chức thẩm định cấp mới và cấp lại giấy chứng nhận phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III.
- Theo dõi, giám sát, tổng hợp, thực hiện việc chia sẻ thông tin, phân tích các trường hợp tai biến nặng sau tiêm. Thực hiện việc báo cáo, chia sẻ thông tin về các trường hợp tai biến nặng sau tiêm theo đúng quy định của hệ thống quản lý quốc gia về vắc xin của Việt Nam (NRA).
2.1.4. Các hoạt động khác
- Chương trình đào tạo về dịch tễ học thực địa (FETP) Việt Nam: Xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai Kế hoạch chương trình Dịch tễ học thực địa giai đoạn 2023-2027 của Bộ Y tế.
- Công tác đầu mối thực hiện điều lệ y tế quốc tế (IHR): Tiếp tục thực hiện vai trò của cơ quan đầu mối thực hiện các quy định của Điều lệ y tế quốc tế, đảm bảo đáp ứng đủ 13 năng lực cơ bản mà Việt Nam đã cam kết thực hiện; kịp thời phối hợp, chia sẻ và cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi với các quốc gia và các tổ chức quốc tế.
- Ứng dụng công nghệ thông tin: Tiếp tục đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và quản lý thông tin y tế dự phòng; nâng cao chất lượng thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT, báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế theo Thông tư số 28/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 10 năm 2019 về hướng dẫn việc thông tin, báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế biên giới (sau đây gọi là Thông tư 28/2019/TT-BYT); quản lý thông tin tiêm chủng; đẩy mạnh hoạt động kho dữ liệu bệnh truyền nhiễm và đề xuất các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
2.2. Công tác khám, chữa bệnh
- Thực hiện hiệu quả việc phân tuyến, phân luồng khám, sàng lọc bệnh; đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu, cách ly, điều trị, đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính, người già và trẻ em, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám, chữa bệnh.
- Tăng cường năng lực cho cơ sở khám, chữa bệnh các tuyến, tổ chức phân tuyến điều trị, phòng chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Tổ chức các đội cấp cứu lưu động để hỗ trợ tuyến dưới. Tăng cường năng lực hồi sức tích cực cho các tuyến đáp ứng yêu cầu điều trị; tổ chức đào tạo, tập huấn về các phác đồ điều trị, hồi sức cấp cứu, chăm sóc bệnh nhân, phòng chống lây nhiễm.
- Rà soát các hoạt động chuyên môn, đề xuất xây dựng, sửa đổi và bổ sung hướng dẫn chuyên môn về chẩn đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm.
- Triển khai hiệu quả việc thực hiện tiêu chí bệnh viện an toàn phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm, bảo đảm hoạt động khám, chữa bệnh an toàn; cập nhật thường xuyên việc thực hiện bệnh viện an toàn thông qua ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
2.3. Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe
- Tăng cường công tác truyền thông về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, nâng cao kiến thức người dân hướng đến thay đổi hành vi cá nhân có lợi cho sức khỏe; tuyên truyền vận động người dân thực hiện thông điệp “2K + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác”.
- Truyền thông, giáo dục sức khỏe, phổ biến kiến thức về tiêm chủng mở rộng và lợi ích của tiêm chủng phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt tiếp tục đẩy mạnh thông tin về tác dụng, hiệu quả của vắc xin phòng COVID-19 trong ngăn ngừa bệnh nặng, tử vong; khuyến khích, vận động người dân chủ động tham gia tiêm chủng và đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.
- Tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông đặc thù với từng dịch bệnh truyền nhiễm; tổ chức các đợt cao điểm tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo mùa, các kỳ lễ hội, các sự kiện lớn của quốc gia; các chiến dịch truyền thông tuyên truyền phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân và các chiến dịch truyền thông hưởng ứng các ngày phòng, chống dịch bệnh như Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết (15/6), Ngày thế giới phòng, chống viêm gan (28/7), Ngày thế giới phòng chống dại (28/9), Ngày thế giới phòng, chống dịch (27/12), Ngày thế giới phòng, chống sốt rét (25/4)...
- Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm và các hoạt động phòng, chống dịch; chỉ đạo hệ thống truyền thông cơ sở tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức, khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh và triển khai hiệu quả các hình thức, loại hình truyền thông phù hợp như thông điệp truyền thông, infographic, video, audio... trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội, internet...
- Chủ động tăng cường công tác quản lý thông tin y tế, kịp thời cung cấp thông tin khi xảy ra các sự cố, tai biến trong phòng, chống dịch bệnh và tiêm chủng; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trong xử lý kịp thời tin đồn, tin giả liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng vắc xin.
- Theo dõi, chỉ đạo các địa phương, đơn vị đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; thúc đẩy việc triển khai nghiên cứu, sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị.
- Kiện toàn lực lượng phòng, chống dịch đảm bảo đủ nhân lực; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tiếp tục rà soát, hoàn thiện các chính sách thu hút cán bộ; tổ chức hướng dẫn, triển khai Nghị định 05/2023/NĐ-CP.
- Đảm bảo dự trữ quốc gia và dự trữ của Bộ Y tế, địa phương cho công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định. Rà soát cơ số thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị phục vụ công tác giám sát, xử lý ổ dịch, thu dung, cấp cứu, điều trị.
- Nghiên cứu đề xuất các chế độ đãi ngộ, các chính sách về đào tạo, các chế độ bảo hiểm rủi ro và có chế độ bảo vệ sức khỏe đặc thù nghề nghiệp cho cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở; nghiên cứu các cơ chế đầu tư tài chính đặc thù cho công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
- Đề xuất giải pháp tăng đầu tư tài chính cho công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia về phòng, chống dịch.
- Tiếp tục thúc đẩy đầu tư trong nghiên cứu, sản xuất, cung ứng thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, tiến tới tự chủ về công nghệ sản xuất và chuẩn bị sẵn sàng khi xảy ra các tình huống của dịch bệnh. Triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho y tế dự phòng, y tế cơ sở từ nguồn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ (Sau đây gọi là Nghị quyết 11/NQ-CP) và các nguồn hợp pháp khác. Xây dựng phòng xét nghiệm chuẩn thức tại các địa phương.
5. Tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, địa phương
- Tăng cường phối hợp giữa Bộ Y tế với các bộ, ban, ngành, địa phương để triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; thực hiện đồng bộ các giải pháp về bảo đảm an sinh xã hội, an ninh, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết 11/NQ-CP và Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết 38/NQ-CP của Chính phủ.
- Tăng cường phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai hiệu quả Kế hoạch tăng cường tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em, học sinh và công tác phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; giữa Bộ Y tế với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông và các đơn vị, địa phương thúc đẩy triển khai Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19, rà soát dữ liệu tiêm chủng; giữa Bộ Y tế với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị, địa phương triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trên người, bệnh lây truyền từ động vật sang người theo hướng tiếp cận “Một sức khỏe”, phòng chống buôn lậu gia cầm, gia súc, các sản phẩm từ gia cầm, gia súc không rõ nguồn gốc xuất xứ; phối hợp giám sát chặt chẽ các đối tượng phải kiểm dịch tại các cửa khẩu.
- Phối hợp với Ban thư ký ASEAN và các quốc gia liên quan thành lập Trung tâm ASEAN đáp ứng với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp, bệnh truyền nhiễm mới nổi và đề xuất phương án của Việt Nam.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện Điều lệ y tế quốc tế (IHR) tại Việt Nam; phối hợp với các quốc gia trên thế giới chia sẻ thông tin dịch bệnh, nhất là các bệnh nguy hiểm, mới nổi. Triển khai các cam kết thực hiện vai trò đầu mối phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người (ZDAP). Thúc đẩy chia sẻ thông tin giữa các cặp tỉnh chung đường biên giới ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế, triển khai hiệu quả các chương trình, dự án hợp tác quốc tế để huy động các nguồn lực và kỹ thuật cho công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất, cung ứng thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, tiến tới tự chủ về công nghệ sản xuất và chuẩn bị sẵn sàng khi xảy ra các tình huống của dịch bệnh truyền nhiễm.
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về dịch tễ học của bệnh, tác nhân gây bệnh, véc tơ truyền bệnh, vắc xin phòng bệnh, dự báo dịch, xây dựng mô hình phòng, chống dịch để đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
8. Công tác kiểm tra, thanh tra
- Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, công bố dịch, quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ, kiểm dịch y tế biên giới tại các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước.
- Thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, tập trung vào các dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi hoặc bệnh lưu hành có số mắc, tử vong cao tại các tỉnh, thành phố trọng điểm.
- Tổ chức và triển khai các đoàn công tác liên ngành tăng cường kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tại các tỉnh, thành phố và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
1.1. Cục Y tế dự phòng
- Thường trực về hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; tham mưu Bộ Y tế trong việc chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch trên phạm vi toàn quốc. Theo dõi, cập nhật, tổng hợp tình hình dịch bệnh truyền nhiễm và các giải pháp phòng, chống dịch trong nước, quốc tế; thường xuyên tham mưu Bộ Y tế xây dựng báo cáo Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và điều phối các hoạt động phòng, chống dịch dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế.
- Đầu mối chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo chức năng, nhiệm vụ được giao; bảo đảm đạt các mục tiêu, chỉ tiêu theo Nghị quyết 38/NQ-CP và triển khai hiệu quả Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 38/NQ-CP theo Quyết định số 2282/QĐ-BYT ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Bộ Y tế (Sau đây gọi là Quyết định 2282/QĐ-BYT).
- Chủ trì tham mưu Bộ Y tế và phối hợp thực hiện việc rà soát, xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về y tế dự phòng để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Tham mưu Bộ Y tế thực hiện việc công bố dịch theo quy định.
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương, đơn vị thuộc hệ y tế dự phòng trong việc triển khai các hoạt động giám sát thường xuyên, giám sát trọng điểm, giám sát dựa vào sự kiện và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm: chủ động, tăng cường theo dõi, giám sát tại cửa khẩu, tại cộng đồng và trong các cơ sở y tế; phát hiện sớm, đáp ứng nhanh, kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch, không để lây lan rộng, bùng phát kéo dài; giám sát, phát hiện sớm sự lưu hành của vi rút gây bệnh và các yếu tố nguy cơ; thúc đẩy công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đảm bảo đúng kế hoạch đề ra theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tăng cường các biện pháp truyền thông phòng, chống dịch và tiêm chủng vắc xin; củng cố, tổ chức tập huấn, diễn tập, triển khai hoạt động của các đội đáp ứng nhanh; chuẩn bị sẵn sàng ứng phó, đáp ứng kịp thời với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh và xây dựng kế hoạch đảm bảo thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dịch.
- Xây dựng, cập nhật, ban hành các hướng dẫn kỹ thuật trong phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và các tài liệu chuyên môn liên quan; chỉ đạo tổ chức đào tạo, tập huấn, cập nhật các thông tin trong phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
- Phối hợp xây dựng nội dung, cung cấp các thông tin truyền thông về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm cho các cơ quan truyền thông và cộng đồng; phối hợp thực hiện thông tin, truyền thông trong phòng, chống dịch.
- Thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT, báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế theo Thông tư 28/2019/TT-BYT; quản lý thông tin tiêm chủng; đẩy mạnh hoạt động kho dữ liệu bệnh truyền nhiễm và đề xuất các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch.
- Đầu mối Quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế, chia sẻ và cập nhật thông tin bệnh truyền nhiễm trong khu vực và trên thế giới; tổ chức triển khai thực hiện Chương trình Đào tạo Dịch tễ học thực địa.
- Đẩy mạnh các hoạt động của Trung tâm đáp ứng khẩn cấp với sự kiện Y tế công cộng Việt Nam, kịp thời ứng phó với các vấn đề dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi, các dịch bệnh có số mắc và tử vong cao, xây dựng kế hoạch đáp ứng theo từng tình huống dịch bệnh.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra các địa phương, các đơn vị y tế dự phòng trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và chỉ đạo, tổ chức theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch năm 2023.
1.2. Cục Quản lý Môi trường Y tế
- Phối hợp hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Rà soát, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc cho người lao động, tại các cơ sở giáo dục đào tạo.
- Đẩy mạnh phong trào vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân; tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về thực hành vệ sinh cá nhân, sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh góp phần vào công tác phòng chống dịch bệnh. Hướng dẫn các đơn vị, địa phương tăng cường thực hiện kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch, quản lý chất thải y tế, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng, y tế và kiểm tra, thanh tra chuyên ngành việc chấp hành các quy định của pháp luật trong cơ sở y tế.
1.3. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
- Phối hợp hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Tham mưu Bộ Y tế chỉ đạo công tác thu dung, điều trị bệnh truyền nhiễm.
- Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm tại các cơ sở y tế; chỉ đạo tổ chức tập huấn, cập nhật các thông tin về chẩn đoán, phác đồ điều trị.
- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện hiệu quả việc phân tuyến, phân luồng khám, sàng lọc bệnh; đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu, cách ly, điều trị, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế.
- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh đảm bảo thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu, khu vực thu dung để sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị bệnh nhân.
- Đôn đốc các cơ sở khám, chữa bệnh trong hệ thống điều trị từ Trung ương đến địa phương trong công tác điều trị bệnh truyền nhiễm và trong công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm đảm bảo kịp thời, đầy đủ, chính xác.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát các cơ sở khám, chữa bệnh trong công tác điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây truyền chéo trong cơ sở y tế và thường trực chống dịch.
1.4. Cục Quản lý Dược
- Phối hợp hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo nguồn cung thuốc, vắc xin phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng.
1.5. Cục An toàn thực phẩm
- Hướng dẫn các đơn vị, địa phương tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm cho cộng đồng, truyền thông về an toàn thực phẩm; chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm.
- Hướng dẫn các địa phương tăng cường công tác giám sát nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm.
- Hướng dẫn các địa phương điều tra, xử lý, khắc phục hậu quả các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm ở địa phương.
1.6. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo
- Phối hợp hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Tiếp tục thúc đẩy việc triển khai nghiên cứu, sản xuất vắc xin, sinh phẩm, thuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch.
- Tham mưu chỉ đạo việc đẩy mạnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế thực hiện công tác phòng, chống dịch; từng bước đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng cho đội ngũ nhân viên y tế các tuyến, đặc biệt tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, biên giới, hải đảo.
1.7. Vụ Kế hoạch - Tài chính
- Phối hợp hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Chủ động tham mưu Bộ Y tế đảm bảo nguồn ngân sách, cơ chế dự trữ hàng hóa phục vụ công tác phòng, chống dịch.
- Dự trù và cấp kinh phí kịp thời cho hoạt động phòng, chống dịch ngay từ đầu năm, đặc biệt là kinh phí phục vụ cho việc sẵn sàng ứng phó phòng, chống dịch; tập hợp nhu cầu về thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Phối hợp với các đơn vị chức năng để kiểm tra công tác đảm bảo thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh; hướng dẫn về các chế độ tài chính cho công tác phòng, chống dịch.
1.8. Vụ Tổ chức cán bộ
- Phối hợp hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Tham mưu chỉ đạo việc củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống phòng, chống dịch từ Trung ương đến địa phương, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức để đáp ứng các yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và đề xuất các giải pháp bổ sung, hoàn thiện các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp đối với nhân viên y tế dự phòng và y tế cơ sở; tổ chức hướng dẫn thực hiện Nghị định 05/2023/NĐ-CP; tiếp tục thực hiện sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy y tế dự phòng, y tế cơ sở theo quy mô dân số, không theo địa giới hành chính.
1.9. Vụ Pháp chế
- Phối hợp hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Tham mưu chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị hoàn thiện thể chế nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý và chỉ đạo điều hành trong phòng, chống dịch.
1.10. Văn phòng Bộ Y tế
- Phối hợp hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Chủ trì rà soát, hoàn thiện các hướng dẫn triển khai truyền thông phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng tài liệu truyền thông và phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí chủ động cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về công tác phòng, chống dịch.
- Chủ trì, phối hợp Cục Y tế dự phòng và các đơn vị liên quan tổ chức các đợt cao điểm truyền thông hưởng ứng các ngày phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới và khu vực; thường xuyên tổ chức cung cấp thông tin phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm cho các cơ quan báo chí, thông qua họp báo, gặp mặt, hội nghị giao ban báo chí, tọa đàm, giao lưu trực tuyến...; lồng ghép tuyên truyền phòng, chống dịch trong các nội dung phối hợp với các cơ quan báo chí.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chủ động tăng cường quản lý thông tin về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, phối hợp xử lý các sự cố truyền thông và thông tin không chính xác.
1.11. Các Cục, Vụ: Phòng, chống HIV/AIDS, Quản lý Y dược cổ truyền, Công nghệ thông tin, Trang thiết bị và Công trình Y tế, Sức khỏe Bà Mẹ và Trẻ em, Bảo hiểm Y tế, Hợp tác quốc tế và Thanh tra Bộ Y tế
- Phối hợp hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
1.12. Các Viện thuộc hệ y tế dự phòng
- Chỉ đạo tuyến, hướng dẫn các địa phương thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh truyền nhiễm, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh; thực hiện giải trình tự gen, phát hiện sớm các biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 và các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm khác; chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó và đáp ứng với mọi tình huống xảy ra của dịch.
- Chủ trì, phối hợp xây dựng, hoàn thiện, ban hành các hướng dẫn giám sát, phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, các tài liệu chuyên môn, kỹ thuật; tổ chức đào tạo, tập huấn về giám sát, phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm.
- Chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị, địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm ca bệnh và xử lý ổ dịch triệt để, kịp thời; chủ động triển khai các biện pháp kiểm soát các yếu tố có nguy cơ gây dịch. Hướng dẫn, giám sát hỗ trợ các địa phương nâng cao chất lượng các hoạt động giám sát thường xuyên, giám sát trọng điểm, giám sát dựa vào sự kiện và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
- Nâng cao năng lực, tổ chức tập huấn, diễn tập, triển khai hoạt động của các đội đáp ứng nhanh và xây dựng kế hoạch, chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng khi xảy ra các tình huống của dịch bệnh. Đẩy mạnh các hoạt động của các Văn phòng đáp ứng khẩn cấp với sự kiện Y tế công cộng Việt Nam, kịp thời ứng phó với các sự kiện y tế công cộng và các tình huống xảy ra của dịch.
- Xây dựng kế hoạch đảm bảo và chuẩn bị đủ vật tư, thiết bị, hóa chất, phương tiện đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dịch và sẵn sàng hỗ trợ địa phương đáp ứng với các tình huống dịch bệnh.
- Thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT, báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế theo Thông tư 28/2019/TT-BYT; quản lý thông tin tiêm chủng; đẩy mạnh hoạt động kho dữ liệu bệnh truyền nhiễm và đề xuất các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch.
- Chỉ đạo, hướng dẫn đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả; triển khai hiệu quả kế hoạch tiêm vắc xin năm 2023, đặc biệt là tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em, học sinh.
- Hướng dẫn, rà soát, thống kê đối tượng cần được tiêm chủng vắc xin, không để sót đối tượng, đảm bảo duy trì đạt tỷ lệ ≥ 95% trên quy mô cấp xã. Tiếp tục triển khai kế hoạch tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella và vắc xin bại liệt (IPV).
- Tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ y tế về công tác tiêm chủng, truyền thông, giáo dục cộng đồng tăng cường công tác an toàn tiêm chủng. Đảm bảo đầy đủ, kịp thời vắc xin và vật tư tiêm chủng cho công tác tiêm chủng mở rộng, thực hiện việc cấp phát, bảo quản, vận chuyển vắc xin theo đúng quy định của Bộ Y tế. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị, địa phương trong việc thực hiện các hoạt động tiêm chủng mở rộng.
- Tăng cường công tác xét nghiệm chẩn đoán sớm tác nhân gây bệnh, giám sát sự biến chủng của tác nhân gây bệnh và công tác đảm bảo an toàn sinh học; tổ chức đào tạo, tập huấn và chuyển giao kỹ thuật nâng cao chất lượng xét nghiệm.
- Tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng liên quan đến các dịch bệnh truyền nhiễm và công tác phòng, chống dịch.
- Tham gia các đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch; tổ chức triển khai các đoàn công tác giám sát, hỗ trợ các địa phương triển khai công tác phòng, chống dịch và phối hợp chỉ đạo, tổ chức theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch năm 2023.
1.13. Các Bệnh viện, đơn vị khám, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế
- Xây dựng, bổ sung, cập nhật kế hoạch đáp ứng về thu dung, điều trị, phác đồ điều trị, bố trí khu cách ly, sẵn sàng tiếp nhận điều trị khi có dịch bệnh xảy ra.
- Chuẩn bị đủ cơ số thuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ cho điều trị dịch bệnh; có kế hoạch chủ động chuẩn bị số giường bệnh, duy trì hoạt động thường xuyên của bệnh viện khi có dịch bệnh xảy ra.
- Tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức, đào tạo nâng cao kỹ năng lâm sàng về chẩn đoán, xử trí, cấp cứu, điều trị tích cực, chăm sóc bệnh nhân cho các bệnh viện tuyến trước; củng cố và tăng cường năng lực xét nghiệm chẩn đoán; sẵn sàng hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ cho tuyến dưới khi có yêu cầu.
- Duy trì, củng cố các đội cấp cứu lưu động, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến trước trong việc sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị bệnh nhân.
- Tập hợp, thu thập thông tin và báo cáo trường hợp mắc bệnh và kịp thời thông báo cho các đơn vị y tế dự phòng và phối hợp xử lý dịch bệnh.
1.14. Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng sản phẩm truyền thông về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm (tờ rơi, áp phích, tranh gấp, pano, clip phát thanh, truyền hình..,). Phối hợp với các cơ quan truyền thông để đăng tải tin, bài, phát sóng thông điệp, phóng sự trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Chủ trì xây dựng giáo trình, tổ chức tập huấn về kỹ năng truyền thông, lập kế hoạch truyền thông, sử dụng tài liệu truyền thông về phòng, chống dịch.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giám sát, hỗ trợ các đơn vị truyền thông tuyến dưới trong việc thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trong phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
2.1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Tăng cường và nâng cao trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch, bố trí kinh phí, đảm bảo nguồn lực và huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong công tác phòng, chống dịch.
- Chỉ đạo các địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là dịch COVID-19; bảo đảm đạt các mục tiêu, chỉ tiêu theo Nghị quyết 38/NQ-CP.
- Tăng cường chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm; tiếp tục chỉ đạo thúc đẩy tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, nhất và với nhóm trẻ em và tiêm chủng mở rộng; chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh.
- Thực hiện công bố dịch bệnh truyền nhiễm nhóm B và nhóm C; đề nghị Bộ y tế công bố dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định.
- Chỉ đạo việc triển khai công tác thanh kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, trong đó có các hoạt động liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định tại Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 09 năm 2020 của Chính phủ và các quy định hiện hành khác.
2.2. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo các địa phương, đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và tăng cường triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là dịch COVID-19; bảo đảm đạt các mục tiêu, chỉ tiêu theo Nghị quyết 38/NQ-CP và Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 38/NQ-CP theo Quyết định 2282/QĐ-BYT.
- Thúc đẩy công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, nhất là với nhóm trẻ em; chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh và việc đảm bảo kinh phí, huy động các nguồn lực tham gia trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
- Tham mưu ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023; đề xuất kinh phí, nguồn lực triển khai thực hiện đảm bảo mục tiêu đề ra. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện việc công bố dịch bệnh truyền nhiễm nhóm B, nhóm C và đề nghị Bộ Y tế công bố dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định.
- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các đơn vị y tế dự phòng trên địa bàn tăng cường triển khai giám sát thường xuyên, giám sát trọng điểm, giám sát dựa vào sự kiện và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm; chủ động theo dõi, giám sát tại cửa khẩu, tại cộng đồng và trong các cơ sở y tế, phát hiện sớm, đáp ứng nhanh, kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm, không để lây lan rộng, bùng phát kéo dài tại cộng đồng; tiếp tục tổ chức tiêm chủng đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả.
- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thực hiện tốt công tác thu dung bệnh nhân, điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong và kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế.
- Củng cố, kiện toàn và tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động của các lực lượng phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm. Chỉ đạo các đơn vị y tế đảm bảo thuốc, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai hiệu quả Kế hoạch tăng cường tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em, học sinh và kế hoạch tiêm chủng mở rộng; phối hợp Công an các tỉnh, thành phố, Sở Thông tin truyền thông và các đơn vị liên quan thúc đẩy triển khai Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19, rà soát dữ liệu tiêm chủng; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên người, bệnh lây truyền từ động vật sang người, phòng chống buôn lậu gia cầm, gia súc, các sản phẩm từ gia cầm, gia súc không rõ nguồn gốc xuất xứ; phối hợp giám sát chặt chẽ các đối tượng phải kiểm dịch tại các cửa khẩu; phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư tham mưu thực hiện phân cấp, phân quyền và đề xuất, triển khai các giải pháp đảm bảo kinh phí, thuốc, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và công tác tiêm chủng vắc xin.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường việc thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT; báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế theo Thông tư 28/2019/TT-BYT; quản lý thông tin tiêm chủng.
- Tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm của các đơn vị tại địa phương; tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, tiêm chủng.
1. Trung ương
- Bộ Y tế bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm cho các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế.
- Huy động và sử dụng các nguồn kinh phí hợp pháp khác cho công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
2. Địa phương
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt kế hoạch, bố trí kinh phí và đảm bảo đầu tư đáp ứng kịp thời nhu cầu nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tại các cấp./.
1 Năm 2022 ghi nhận các biến thể phụ của Omicron bao gồm BA.2.74, BA.2.75, BA.2.76, BA.2.12.1, XBB, XBB1.15, BQ.1…; mới nhất là (1) XBB hình thành từ sự tái tổ hợp của các biến thể phụ BA.2.10.1, BA.2.75 và đã xuất hiện tại 35 quốc gia và (2) BQ.13 là một biến thể phụ của BA.5 và đã xuất hiện tại 65 quốc gia.
2 Đến ngày 23/12/2022, thế giới ghi nhận 83.497 ca mắc đậu mùa khỉ tại 110 quốc gia trong đó có 72 ca tử vong. Phần lớn các trường hợp mắc mới được ghi nhận tại Châu Mỹ (87,6%) và Châu Âu (6,6%). Tính đến 24/11/2022, thế giới ghi nhận 572 ca mắc viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ em (< =16 tuổi) tại 22 quốc gia châu Âu; đa số các trường hợp (75%) là trẻ từ 5 tuổi trở xuống, phần lớn chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19.
3 Tính đến cuối tháng 11 năm 2022, thế giới ghi nhận hơn 11,3 triệu ca mắc, hơn 3.000 ca tử vong.
4 Các biến thể phụ như BA.1, BA.2, BA.4, BA.5, BA. 2.12.1, BA.2.74, BA.2.75, XBB.
5 Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 Chương trình phòng, chống dịch COVID-19; Nghị quyết số 55/NQ-CP ngày 14/4/2022 của Chính phủ về vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi; Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 15/8/2022 về lộ trình tăng số lượng vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 1286/QĐ-TTg ngày 25/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030.
6 Công điện số 680/CĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ; Công điện số 665/CĐ-TTg ngày 25/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết và các dịch bệnh truyền nhiễm khác; Công điện số 755/CĐ-TTg ngày 25/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
7 Báo cáo ngày về tình hình dịch COVID-19; báo cáo tuần họp trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch và tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; báo cáo tháng gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19, báo cáo tháng họp BCĐQG phòng, chống dịch COVID-19.
8 Ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2022 tại Quyết định số 165/QĐ-BYT ngày 21/01/2022.
9 Chỉ thị số 01/CT-BYT ngày 12/01/2022 của Bộ Y tế về việc tăng cường biện pháp phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo công tác y tế dịp Nguyên đán 2022; Công điện số 1576/CĐ-BYT ngày 24/11/2022 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết; Công văn số 2129/BYT-DP ngày 27/4/2022, Công điện số 815/CĐ-BYT ngày 21/6/2022 của Bộ Y tế tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống sốt xuất huyết; Công văn số 3652/BYT-DP ngày 10/7/2022 của Bộ Y tế tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và COVID- 19; Công văn số 3693/BYT-KCB ngày 12/7/2022 của Bộ Y tế về phân tuyến quản lý điều trị người bệnh sốt xuất huyết; Công văn số 573/DP-DT ngày 31/5/2022 và Công văn số 603/DP-DT ngày 06/6/2022 của Cục Y tế dự phòng tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết, Công văn số 2329/BYT-DP ngày 09/5/2022, Công văn số 2480/BYT-DP ngày 13/5/2022 về phòng, chống bệnh viêm gan không rõ nguyên nhân...
10 Hội nghị tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết khu vực miền Nam ngày 13/6/2022, khu vực miền Trung ngày 30/6/2022; giao ban hàng tuần tăng cường công tác phòng, chống dịch và tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
11 Đoàn công tác do Phó Thủ tướng Chính phủ kiểm tra công tác phòng chống sốt huyết tại TP. Hồ Chí Minh ngày 30/6/2022 và Quảng Trị ngày 01/7/2022; Đoàn công tác của Lãnh đạo Bộ Y tế tại Tây Nguyên ngày 05/8/2022; kiểm tra công tác điều trị sốt xuất huyết tại TP. Hồ Chí Minh ngày 27/6/2022, tại Khánh Hòa ngày 01/7/2022 và thành lập 7 đoàn công tác kiểm tra phòng chống sốt xuất huyết tại 14 tỉnh, thành phố trong tháng 7/2022.
12 Phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh và công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong trường học; Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai Kế hoạch Quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại, giai đoạn 2017-2021.
13 Xây dựng phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022-2023; đề xuất giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo công thức “2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác”; điều chỉnh theo hướng giảm dần các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với tình hình dịch, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và các hướng dẫn tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các nhóm tuổi, hướng dẫn đeo khẩu trang trong tình hình mới.
14 Quyết định 3044/QĐ-BYT ngày 9/11/2022 bổ sung đậu mùa khỉ vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm B; Hoàn thiện sửa đổi hướng dẫn giám sát và phòng chống sốt xuất huyết; xây dựng, hoàn thiện và triển khai kế hoạch đáp ứng với dịch bệnh Đậu mùa khỉ, cúm A(H5) tại địa phương; ban hành Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ và Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Đậu mùa khỉ.
15 Đến 31/12/2022, đã tiêm được hơn 265 triệu liều vắc xin phòng COVID-19. Tỷ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho người từ 12 tuổi trở lên đạt xấp xỉ 100%; tỷ lệ tiêm mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên đạt 80,2% và 86,9%; tỷ lệ tiêm mũi 3 người từ 12 đến dưới 18 tuổi là 68,6%; tỷ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đạt 92,4% và 73,8%.
16 Kết quả thực hiện tiêu chí bệnh viện an toàn phòng, chống dịch năm 2022: 96,2% cơ sở khám, chữa bệnh đạt tiêu chí an toàn (9.761 cơ sở), 3,3% cơ sở khám, chữa bệnh đạt tiêu chí an toàn ở mức thấp (339 cơ sở).
17 Xây dựng các tài liệu truyền thông; triển khai chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới “Vì một Việt Nam vững vàng, khỏe mạnh”; tổ chức các buổi giao lưu trực tuyến về phòng, chống dịch bệnh; Phát động chiến dịch diệt lăng quăng phòng chống sốt xuất huyết; tổ chức mít tinh hưởng ứng Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân ngày 25/7/2022.