Loading


Quyết định 1468/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt "Đề án xử lý các tồn tại,yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công thương" do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1468/QĐ-TTg
Ngày ban hành 29/09/2017
Ngày có hiệu lực 29/09/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Trần Tuấn Anh
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thương mại

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1468/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 29 tháng 09 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “ĐỀ ÁN XỬ LÝ CÁC TỒN TẠI, YẾU KÉM CỦA MỘT SỐ DỰ ÁN, DOANH NGHIỆP CHẬM TIẾN ĐỘ, KÉM HIỆU QUẢ THUỘC NGÀNH CÔNG THƯƠNG”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 33/2016/QH14 ngày 23 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về chất vn và trả lời chất vn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rà soát, đánh giá tổng thể về thực trạng, mức độ thiệt hại, khẩn trương xử lý dứt điểm đối với các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả trong ngành Công Thương;

Căn cứ Quyết định số 2551/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ xử lý các tn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương;

Căn cứ Thông báo số 43-TB/VPTW ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Văn phòng Trung ương Đảng về ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị đối với việc xử lý các tn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương;

Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ xử lý các tn tại yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương tại công văn s2957/VPCP-KTTH ngày 25 tháng 9 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Công Thương - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ ký Quyết định phê duyệt Đề án;

Xét đề nghị của Bộ Công Thương tại Tờ trình Thủ tướng Chính phủ số 748/TTr-BCT ngày 31 tháng 8 năm 2017 về việc xem xét thông qua “Đề án xử lý các tn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương” (sau đây gọi tắt là Đề án), với các nội dung chính sau:

1. Quan điểm

a) Kiên quyết xử lý các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, kém hiệu quả theo nguyên tắc và cơ chế thị trường; tôn trọng nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp; Nhà nước kiên quyết không cấp thêm vốn vào các dự án, doanh nghiệp.

b) Căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, và báo cáo kiểm tra pháp lý, kiên quyết xử lý sớm, dứt điểm các tranh chp, bất cập phát sinh giữa chủ đầu tư và các nhà thu, đặc biệt là các nhà thu EPC; tái cơ cấu các dự án, doanh nghiệp theo hướng ưu tiên các phương án bán, thoái vốn cho các nhà đầu tư ngoài nhà nước, đồng thời kiên quyết thực hiện cho phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật đối với các dự án, doanh nghiệp không có khả năng khắc phục, thu hồi tối đa tài sản của Nhà nước, hạn chế thp nhất thất thoát và những tác động tiêu cực đối với ngân sách Nhà nước và với nền kinh tế nói chung.

c) Bảo đảm thực hiện các phương án xử lý theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong quá trình thực hiện các chủ trương, giải pháp xử lý các dự án, doanh nghiệp; quan tâm toàn diện bảo đảm lợi ích cao nhất của Nhà nước, quyền của người lao động, an sinh - xã hội, an ninh - quốc phòng, môi trường và ổn định xã hội; hết sức lưu ý đối với khâu định giá tài sản, nhất là giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gn liền với đất.

d) Tiến hành thanh tra, kiểm toán, điều tra làm rõ những sai phạm, vi phạm pháp luật ở từng dự án, doanh nghiệp; làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức liên quan; xử lý nghiêm minh và sớm hoàn tất các thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật; không để tái diễn những yếu kém, khuyết điểm trong quá trình quản lý điều hành đối với doanh nghiệp nhà nước như thời gian qua.

2. Mục tiêu

a) Sớm giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc để chấm dứt tình trạng thua lỗ, khắc phục tối đa thiệt hại cho nhà nước. Trong đó:

- Trong năm 2017: Hoàn thành phương án xử lý đối với từng dự án, doanh nghiệp và kế hoạch chi tiết tổ chức triển khai thực hiện.

- Đến hết năm 2018: Phấn đấu xử lý căn bản các tồn tại, yếu kém đối với các dự án, doanh nghiệp.

- Đến năm 2020: Hoàn thành việc xử lý các tồn tại, yếu kém ở các dự án, doanh nghiệp.

b) Xác định rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quá trình đầu tư, quản lý, vận hành, khai thác từng dự án, doanh nghiệp.

3. Các giải pháp chung

a) Giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc tranh chấp với nhà thầu tại các hợp đồng EPC và vướng mắc trong hợp đồng liên doanh với đối tác.

b) Xử lý các vấn đề về cơ chế, chính sách chung để tạo điều kiện về phát triển thị trường một số sản phẩm công nghiệp, trong đó có sản phẩm của các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương. Cụ thể: tiếp tục tập trung vào các giải pháp chung về đẩy mạnh phát triển thị trường các sản phẩm nhiên liệu sinh học, phân bón, thép, đóng tàu; các giải pháp về áp dụng các biện pháp tự vệ đbảo vệ các sản phẩm sản xuất trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia cũng như trên cơ sở xem xét, đánh giá toàn diện các vấn đề về sản xuất, tiêu thụ và quyền lợi của các đối tượng có liên quan trong các lĩnh vực phân bón, thép, xơ sợi...

c) Thực hiện các giải pháp tài chính, tín dụng theo nguyên tắc thị trường, cùng chia sẻ rủi ro giữa ngân hàng, nhà đầu tư và doanh nghiệp trên cơ sở quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch. Tiến hành xem xét, rà soát và điều chỉnh một số Luật thuế nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp và môi trường thuận lợi cho phát triển các ngành hàng, sản phẩm công nghiệp trong nước; xem xét việc tái cơ cấu các khoản nợ liên quan đến các dự án, doanh nghiệp để tạo điều kiện cho các dự án tiếp tục được vay vốn tại các ngân hàng thương mại, phục vụ sản xuất kinh doanh ổn định.

d) Tập trung thực hiện quyết liệt các biện pháp về quản trị doanh nghiệp, sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, lao động để tiết giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và đầu tư.

đ) Giám sát chặt chẽ vấn đề vệ sinh môi trường, kể cả chất thải rn, cht thải khí, nước thải để đảm bảo an toàn cho khu vực xung quanh nhà máy.

[...]
5