Loading


Quyết định 1469/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1469/QĐ-TTg
Ngày ban hành 22/08/2014
Ngày có hiệu lực 22/08/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Hoàng Trung Hải
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1469/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG DẪN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2011;

Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;

Xét đề nghị của Bộ Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Quan điểm phát triển:

a) Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng hướng tới phát triển ổn định, bền vững trên cơ sở sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường; đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và tham gia xuất khẩu.

b) Đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất vật liệu, cơ sở chế biến nguyên liệu chuyên nghiệp theo hướng tập trung, quy mô lớn; đầu tư chiều sâu, nâng cấp công nghệ cũ, ứng dụng công nghệ hiện đại, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường để nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.

c) Nghiên cứu, phát triển các loại vật liệu mới đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của thị trường và nền kinh tế; từng bước hội nhập khoa học và công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng quốc tế, nâng cao trình độ nghiên cứu trong nước, rút ngắn khoảng cách về công nghệ với thế giới.

d) Nghiên cứu sử dụng các loại chất thải làm nguyên, nhiên liệu sản xuất vật liệu xây dựng.

đ) Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, sản xuất vật liệu xây dựng; phát triển cơ khí chế tạo cho công nghiệp vật liệu xây dựng.

2. Mục tiêu phát triển:

a) Phát triển các loại hình sản phẩm vật liệu xây dựng đáp ứng đủ nhu cầu thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu.

b) Xác định nhu cầu từng loại vật liệu xây dựng theo giai đoạn làm cơ sở cho việc lập quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu và quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phương.

c) Lựa chọn quy mô đầu tư hợp lý, tiếp tục phát triển sản xuất các sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

d) Đến năm 2020, ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đạt công nghệ sản xuất tiên tiến, sản phẩm chất lượng cao, tiêu hao nguyên liệu và năng lượng thấp, đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường.

3. Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020:

a) Dự báo nhu cầu một số loại vật liệu xây dựng.

- Dự báo nhu cầu trong nước:

TT

Loại sản phẩm

Đơn vị

Nhu cầu trong nước

Năm 2015

Năm 2020

1

Xi măng

Triệu tấn

56

93

2

Vật liệu ốp lát

Triệu m2

320

470

3

Sứ vệ sinh

Triệu sản phẩm

12,69

20,68

4

Kính xây dựng

Triệu m2

80

110

5

Vật liệu xây

Tỷ viên

26

30

6

Vật liệu lợp (xi măng cốt sợi)

Triệu m2

96,3

106,5

7

Đá xây dựng

Triệu m3

125

181

8

Cát xây dựng

Triệu m3

92

130

9

Vôi

Triệu tấn

3,9

5,7

- Dự kiến xuất khẩu sản phẩm vật liệu xây dựng:

Trên cơ sở năng lực sản xuất, chất lượng các sản phẩm vật liệu xây dựng trong nước và nghiên cứu tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây dựng của các nước trong khu vực và trên thế giới, dự kiến một số sản phẩm có lợi thế với tỷ lệ xuất khẩu như sau: Xi măng khoảng 20 - 30%, vật liệu ốp lát khoảng 25 - 30%, kính phẳng khoảng 20 - 30%, sứ vệ sinh khoảng 30 - 40%, vôi khoảng 30 - 50% so với tổng công suất thiết kế của mỗi loại.

b) Xi măng.

[...]
3