Loading


Quyết định 115/2001/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2010 do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành

Số hiệu 115/2001/QĐ-TTg
Ngày ban hành 01/08/2001
Ngày có hiệu lực 16/08/2001
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 115/2001/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 115/2001/QĐ-TTG NGÀY 01 THÁNG 8 NĂM 2001 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Bộ Xây dựng tại các tờ trình số 05/TTr-BXD ngày 11 tháng 01 năm 2000 và số 2346/BXD-VLXD ngày 20 tháng 12 năm 2000;
Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 512 BKH/CN ngày 31 tháng 01 năm 2001 và ý kiến của các Bộ liên quan,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2010, với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu:

Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng nhằm đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

2. Quan điểm quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2010:

Về công nghệ: Cần kết hợp và nhanh chóng tiếp thu công nghệ, thiết bị tiên tiến của thế giới với công nghệ, thiết bị sản xuất trong nước để sớm có được nền công nghệ hiện đại, tự động hóa ở mức ngày càng cao, bảo đảm các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và quốc tế; sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.

Về quy mô và công suất: lựa chọn quy mô sản xuất phù hợp, kết hợp giữa quy mô lớn, vừa và nhỏ, trong đó phát huy tối đa năng lực của các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng hiện có, đồng bộ hóa để tận dụng những thế mạnh tại chỗ về nguyên vật liệu, thị trường, nhân lực, nhất là đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên.

Về huy động nguồn vốn đầu tư: đa dạng hóa về hình thức đầu tư và các thành phần kinh tế tham gia đầu tư nhằm huy động vốn đầu tư trong nước và ngoài nước.

Về quản lý đầu tư: quản lý và thực hiện đầu tư phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng theo quy hoạch, phương thức và hình thức đầu tư phù hợp với đặc điểm địa phương, lĩnh vực kinh tế và loại hình dự án.

Kết hợp hài hoà, đồng bộ giữa sản xuất và tiêu thụ với các ngành kinh tế khác, như: giao thông vận tải, cung ứng vật tư kỹ thuật, xây dựng hạ tầng, để hỗ trợ cho nhu cầu phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng trong nước. Đồng thời khai thác tối đa năng lực của các ngành liên quan như: cơ khí; luyện kim; tin học; tự động hóa để nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị công nghệ và phụ tùng cho ngành công nghiệp vật liệu xây dựng thay thế nhập khẩu.

Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, sử dụng hợp lý tài nguyên trong nước, bảo vệ môi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan và an ninh, quốc phòng.

3. Định hướng các chỉ tiêu quy hoạch (Phụ lục I, II, III):

Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cần tiếp tục đầu tư phát triển một số loại vật liệu cơ bản như: xi măng, vật liệu xây, vật liệu lợp, vật liệu ốp lát, đá xây dựng, sứ vệ sinh, thuỷ tinh xây dựng, cát xây dựng, vật liệu chịu lửa, vôi, sơn, đồng thời chú trọng nghiên cứu phát triển các loại vật liệu mới phục vụ công nghiệp xây dựng và nhu cầu xã hội. Định hướng một số loại vật liệu cụ thể như sau:

a) Xi măng:

Tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 970/1997/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng đến năm 2010. Trong quá trình thực hiện một số chỉ tiêu tổng hợp của ngành, Thủ tướng Chính phủ sẽ có những quyết định cụ thể để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình.

Từ năm 2003, các dự án đầu tư xi măng liên doanh với nước ngoài phải thực hiện xuất khẩu xi măng đúng tỷ lệ đã cam kết trong hợp đồng liên doanh và quy định trong giấy phép đầu tư. Từ năm 2004, chỉ tiêu xuất khẩu xi măng (không kể các dự án liên doanh với nước ngoài) phải đạt từ 1 triệu tấn/năm trở lên.

b) Vật liệu xây:

Tổ chức lại sản xuất kinh doanh vật liệu xây thủ công ở các địa phương, nhằm giảm tối đa sử dụng đất canh tác và xây dựng các lò gạch thủ công không theo quy hoạch gây ô nhiễm môi trường tại các vùng ven đô thị, thành phố, thị xã, thị trấn. Từng bước phát triển sản phẩm gạch không nung ở những vùng không có nguyên liệu nung, tiến tới xoá bỏ việc sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công ở ven các đô thị trước năm 2005, ở các vùng khác trước năm 2010.

Tiếp tục hoàn thiện công nghệ và ổn định sản xuất cho các cơ sở gạch tuy nen hiện có.

Đầu tư xây dựng thêm một số dây chuyền gạch tuy nen quy mô nhỏ với công suất 7 hoặc 10 triệu viên/năm bằng thiết bị chế tạo trong nước.

c) Vật liệu lợp:

Phát triển và ổn định sản xuất các loại vật liệu lợp kim loại và phi kim loại. Cần lưu ý đến việc đầu tư phát triển ngói không nung tại những vùng không có đất sét tốt như vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cần có kế hoạch nghiên cứu và sử dụng vật liệu thay thế cho amiăng trong sản xuất tấm lợp. Kiểm tra nghiêm ngặt các cơ sở sản xuất tấm lợp sử dụng amiăng hiện có theo tiêu chuẩn môi trường và y tế, không tăng sản lượng và không đầu tư mới cơ sở sản xuất tấm lợp sử dụng amiăng. Từ năm 2004, không được sử dụng vật liệu amiăng trong sản xuất tấm lợp.

d) Gạch ốp lát:

[...]
4