Loading


Quyết định 1586/QĐ-BXD phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu gốm sứ xây dựng và đá ốp lát Việt Nam đến năm 2020 do Bộ Xây dựng ban hành

Số hiệu 1586/QĐ-BXD
Ngày ban hành 30/12/2014
Ngày có hiệu lực 30/12/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Xây dựng
Người ký Trịnh Đình Dũng
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

BỘ XÂY DỰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1586/QĐ-BXD

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU GỐM, SỨ XÂY DỰNG VÀ ĐÁ ỐP LÁT Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014;

Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;

Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vật liệu Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch phát triển vật liệu gốm sứ xây dựng và đá ốp lát Việt Nam” với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Quan điểm phát triển

1.1. Đầu tư phát triển bền vững thị trường gạch gốm ốp lát, sứ vệ sinh và đá ốp lát. Trên cơ sở nhu cầu thị trường, lợi thế về tài nguyên khoáng sản, sản xuất ra nhiều chủng loại sản phẩm có chất lượng và giá trị kinh tế cao. Phát triển gắn với sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải và bảo vệ môi trường.

1.2. Sản xuất gạch gốm ốp lát, sứ vệ sinh và đá ốp lát đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

1.3. Đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất gốm sứ xây dựng theo hướng tập trung, quy mô vừa và lớn; ưu tiên đầu tư các dự án mở rộng ứng với giai đoạn được phép phát triển; xây dựng các cơ sở chế biến nguyên liệu theo hướng tập trung, quy mô lớn, công nghệ hiện đại để hình thành ngành chế biến nguyên liệu phục vụ cho ngành gạch gốm ốp lát và sứ vệ sinh.

1.4. Đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại với mức tự động hóa cao, mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu thấp, sản xuất ra các chủng loại sản phẩm chất lượng cao.

2. Mục tiêu phát triển

- Tập trung các nguồn lực để phát triển bền vững vật liệu gạch gốm ốp lát, sứ vệ sinh và đá ốp lát ở Việt Nam, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tham gia xuất khẩu;

- Xuất khẩu: Gạch gốm ốp lát khoảng 25 - 30%; đá ốp lát khoảng 20 - 25%; sứ vệ sinh khoảng 30 - 40% tổng công suất thiết kế của mỗi loại;

- Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm gạch gốm ốp lát để đến năm 2020 đạt tỷ lệ gạch ceramic khoảng 65%; gạch granit khoảng 25% và gạch cotto khoảng 10%;

- Hình thành một số cụm công nghiệp khai thác, chế biến nguyên liệu tập trung và chuyên môn hóa có công nghệ tiên tiến, để đến năm 2020 các doanh nghiệp sản xuất sử dụng 90 - 100% nguyên liệu, 85 - 90% men màu và 65 - 70% phụ kiện sản xuất trong nước.

3. Các chỉ tiêu quy hoạch

3.1. Quy mô công suất

- Gạch gốm ốp lát: Các cơ sở sản xuất gạch ốp lát đầu tư mới có công suất không nhỏ hơn 6 triệu m2/năm;

- Sứ vệ sinh: Công suất của 01 dây chuyền công nghệ sản xuất không nhỏ hơn 0,3 triệu sản phẩm/năm. Các cơ sở sản xuất sứ vệ sinh đầu tư mới công suất từ 1 triệu sản phẩm/năm trở lên. Các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ hiện nay cần đầu tư, nâng cấp để có công suất từ 0,6 triệu sản phẩm/năm trở lên;

- Đá ốp lát: Quy mô công suất của các cơ sở khai thác đá khối khoảng 3.000 m3/năm trở lên và các cơ sở sản xuất đá ốp lát từ 20.000 m2/năm trở lên.

3.2. Công nghệ và thiết bị sản xuất

Cần tiếp tục đổi mới công nghệ cho các cơ sở hiện có. Các dự án mới đầu tư phải có trình độ công nghệ hiện đại, mức độ tự động hóa cao, sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng cao, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất và giảm ô nhiễm môi trường, cụ thể như sau:

[...]
2