Loading


Quyết định 1657/QĐ-TTg năm 2022 về Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1657/QĐ-TTg
Ngày ban hành 30/12/2022
Ngày có hiệu lực 30/12/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Phạm Bình Minh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

THỦ TƯNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1657/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CÔNG TÁC DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyn địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 66/2022/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;

Căn cứ Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ ban hành Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tm nhìn đến năm 2045;

Theo đề nghị của Bộ trưởng, Chnhiệm Ủy ban Dân tộc.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các t
nh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- V
ăn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
-
y ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, QHĐP (2) S.Tùng
.

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Phạm Bình Minh

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CÔNG TÁC DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1657/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (dưới đây gọi tắt là Chương trình hành động) nhằm cụ thể hóa những quan điểm, nội dung và nhiệm vụ chủ yếu đề ra tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ thông qua việc xây dựng, tổ chức thực hiện các đề án, chính sách, dự án cụ thể để đạt được các mục tiêu của Chiến lược công tác dân tộc.

- Chương trình hành động là căn cứ để các bộ, ngành, cơ quan ở Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn xây dựng kế hoạch và đề ra giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao tại Quyết định này.

2. Yêu cầu

- Trong quá trình triển khai Chương trình hành động, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng tinh thần, nội dung của Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của toàn xã hội đối với quan điểm, chủ trương của Đảng về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và chính sách dân tộc trong tình hình mới.

- Nâng cao trách nhiệm của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và chính quyền các cấp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chiến lược công tác dân tộc và Chương trình hành động.

- Quá trình tổ chức thực hiện Chương trình hành động phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, thường xuyên giữa cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp từ Trung ương tới địa phương, bảo đảm tính thống nhất trong công tác hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ trong Chương trình hành động đề ra.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các bộ, ngành, cơ quan ở Trung ương theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương liên quan nghiên cứu, đề xuất, xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ, đề án cụ thể được phân công tại Phụ lục ban hành kèm theo Chương trình hành động này.

2. Phân công tổ chức thực hiện

a) Ủy ban Dân tộc

[...]
1