Loading


Quyết định 2104/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 2104/QĐ-TTg
Ngày ban hành 29/12/2012
Ngày có hiệu lực 29/12/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2104/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG ĐẾN NĂM 2020”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật công chứng s 82/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020” với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU QUY HOẠCH

1. Quan điểm quy hoạch

a) Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng được xây dựng trên cơ sở bám sát Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020; phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, nhằm đáp ứng một cách chủ động các yêu cầu công chứng ngày càng tăng của cá nhân, tổ chức.

b) Xác định công chứng là một dịch vụ công đặc biệt, công chứng viên được Nhà nước bổ nhiệm và ủy quyền thực hiện việc chứng nhận tính hợp pháp, tính xác thực của hợp đồng, giao dịch, tạo ra những bảo đảm pháp lý bảo vệ quyn và lợi ích hợp pháp của cá nhân, t chức phù hợp với Hiến pháp và pháp luật, ngăn ngừa rủi ro, tranh chấp. Tổ chức và hoạt động công chứng phải có tính ổn định và bền vững cao, cần sự quản lý, định hướng, điều tiết chặt chẽ của Nhà nước trong một Quy hoạch phát triển tổng thể của quốc gia và được triển khai thực hiện theo đúng Quy hoạch ở từng địa phương, bảo đảm việc xã hội hóa hoạt động công chứng có bước đi phù hợp, theo quy hoạch và lộ trình cụ thể.

2. Mục tiêu quy hoạch

a) Đến năm 2020, phát trin mạng lưới t chức hành nghề công chứng rộng khp và phân b hợp lý gắn với địa bàn dân cư trên toàn quốc, đáp ứng đy đủ nhu cầu công chứng các hợp đồng, giao dịch của tổ chức, cá nhân trong xã hội, tăng cường tính an toàn pháp lý cho các hp đồng giao dịch, bảo đảm các hợp đng, giao dịch liên quan hoặc có khả năng liên quan đến chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản đều phải được công chứng.

b) Phát trin hoạt động công chứng theo hướng dịch vụ công, chuyên nghiệp hóa, xã hội hóa, đưa hoạt động công chứng Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới, phù hợp với thông lệ quốc tế.

II. NỘI DUNG QUY HOẠCH VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Đến năm 2020, tng số quy hoạch phát triển khoảng 1.700 tổ chức hành nghề công chứng trên cả nước, trong đó chủ yếu phát triển Văn phòng công chứng, củng c các Phòng công chng hiện có, tính toán lộ trình cổ phần hóa các Phòng công chứng đủ điều kiện, chuyển đổi các Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng. Chỉ thành lập Phòng công chứng đối với những địa bàn còn khó khăn, chưa có điều kiện xã hội hóa công chứng để giảm gánh nặng cho biên chế và ngân sách nhà nước.

Lộ trình Quy hoạch theo 2 giai đoạn:

Giai đoạn 2011 - 2015: Quy hoạch phát triển khoảng 1.000 tổ chức hành nghề công chứng.

Giai đoạn 2016 - 2020: Quy hoạch phát triển khoảng 700 tổ chức hành nghề công chứng.

Nội dung định hướng quy hoạch phát triển và lộ trình thực hiện Quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020 của từng tỉnh, thành ph trực thuộc Trung ương theo Phụ lục đính kèm.

2. Việc quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tuân thủ Quy hoạch đã được phê duyệt. Tùy thuộc vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, có thể điều chỉnh quy hoạch số lượng tổ chức hành nghề công chứng, tỷ lệ điều chỉnh không vượt quá 5% tổng số tổ chức hành nghề công chứng quy hoạch trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được phê duyệt.

Trường hợp điều chỉnh quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng thấp hơn hoặc bằng 5% tổng số tổ chức hành nghề công chứng đã phê duyệt mà khác với nội dung quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt thì y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi Bộ Tư pháp đề xuất việc điều chỉnh quy hoạch để Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định.

Trường hợp điều chỉnh quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng vượt quá 5% tổng số tổ chức hành nghề công chứng đã phê duyệt thì y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi Bộ Tư pháp đề xuất việc điều chỉnh quy hoạch để Bộ Tư pháp báo cáo Th tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

3. Đối với các địa bàn cấp huyện được thành lập mới thì quy hoạch bổ sung tối đa 02 tổ chức hành nghề công chng trên địa bàn này, trường hợp địa bàn huyện mới có diện tích rộng, dân số đông, nhu cu công chứng lớn, không thuận tiện cho nhân dân trong việc công chứng thì y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi Bộ Tư pháp đ xut b sung quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng để Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết đnh.

4. Việc điều chỉnh quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng nêu tại Khoản 2, Khoản 3 Phần này phải phù hợp với Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân có liên quan và toàn xã hội về vị trí, vai trò của hoạt động công chứng

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ