Loading


Quyết định 23/2005/QĐ-BCN phê duyệt đề án "Phát triển các ngành công nghiệp đến năm 2010 phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn" do Bộ Trưởng Bộ công nghiệp ban hành

Số hiệu 23/2005/QĐ-BCN
Ngày ban hành 05/05/2005
Ngày có hiệu lực 01/06/2005
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Công nghiệp
Người ký Hoàng Trung Hải
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

BỘ CÔNG NGHIỆP
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 23/2005/QĐ-BCN

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2005 

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2010 PHỤC VỤ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN”

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Chỉ thị số 24/2003/CT-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản;
Căn cứ Chương trình hành động của ngành công nghiệp số 2749/CV - KHĐT ngày 22/7/2002 của Bộ Công nghiệp triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển các ngành công nghiệp đến năm 2010 phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn” với các nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm

Phát triển công nghiệp nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nông nghiệp và nông thôn. Phát triển công nghiệp nông thôn là một nội dung của phát triển bền vững, bảo đảm tăng trưởng đồng đều giữa các vùng; gắn kết chặt chẽ nguồn lực con người, thành tựu công nghệ kỹ thuật với đặc điểm từng vùng; phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, tạo điều kiện cho các thành phần và loại hình tổ chức kinh tế phát triển; gắn phát triển công nghiệp với phát triển xã hội, quan tâm thích đáng đến vùng sâu, vùng xa, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá. Phát triển công nghiệp nông thôn phải gắn với củng cố quốc phòng toàn dân, đặc biệt là ở các vùng xung yếu.

2. Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát và lâu dài của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá quy mô lớn, bền vững, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ; có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước, có khả năng cạnh tranh trên thị trường; có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển và từng bước được hiện đại hoá, xây dựng con người mới, nông thôn mới giầu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

Mục tiêu cụ thể của đề án là: Tăng tỷ trọng công nghiệp nông thôn lên khoảng 32% so với tổng giá trị sản xuất công nghiệp (GO) vào năm 2010 (hiện nay khoảng 25%); phát triển công nghiệp nông thôn theo các quy hoạch phát triển công nghiệp vùng, địa phương đã được phê duyệt. Thu hút lao động nông nghiệp sang công nghiệp, tạo tiền đề cho việc tăng năng suất lao động và thu nhập trong nông nghiệp; giảm sự chênh lệch thu nhập bình quân giữa các địa phương, các vùng xuống còn khoảng 3,5 lần vào năm 2010 (hiện nay là xấp xỉ 5 lần), tạo đà cho sự phát triển bền vững; tham gia giải quyết triệt để các vấn đề xã hội, đảm bảo công bằng, phát triển đời sống văn minh công nghiệp ở nông thôn.

3. Định hướng phát triển

a) Nhóm ngành có tính chất phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

- Ngành điện: Đẩy nhanh việc thực hiện điện khí hoá nông thôn, miền núi để tạo điều kiện cho nhân dân nâng cao dân trí, phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2010 đạt 90% số hộ dân nông thôn có điện, đến năm 2020 đạt 100% số hộ dân nông thôn có điện. Nâng cao chất lượng cung cấp điện, bảo đảm an toàn cho người và thiết bị.

- Ngành cơ khí:

Gắn kết chặt chẽ với tổ chức sản xuất nông nghiệp và vùng sản xuất nông nghiệp. Phát triển tập trung, có chọn lọc một số phân ngành, một số sản phẩm cơ khí như máy động lực, thiết bị phục vụ cơ giới hoá khâu làm đất, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, thiết bị chế biến.

Sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp - nông thôn phải đa dạng về quy mô và trình độ công nghệ, loại hình, kiểu dáng mẫu mã máy móc thiết bị, phù hợp điều kiện và tập quán, trình độ sử dụng của các địa phương khác nhau. Phát triển các dịch vụ cung cấp và sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị cơ khí phục vụ nông nghiệp.

Kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và công nghệ trung bình, tạo điều kiện ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất máy móc thiết bị cơ khí nông nghiệp từ đơn giản đến phức tạp, tranh thủ khai thác nguồn vốn trong dân để phát triển sản xuất cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

- Ngành hoá chất: Cung cấp những sản phẩm hoá chất cơ bản cho trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản và bảo vệ môi trường. Trước hết phải thoả mãn nhu cầu cơ bản của sản xuất nông nghiệp về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản sau thu hoạch.

b) Nhóm ngành công nghiệp phát triển ở khu vực nông nghiệp và nông thôn

- Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản: Phấn đấu năm 2005 đạt kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản chế biến hơn 8 tỷ USD, tỷ trọng chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp cả nước. Về giá trị gia tăng (VA), năm 2005 và 2010 cần phấn đấu đạt tỷ lệ VA/GO tương ứng khoảng 39% và 47%.

Quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, có lợi thế so sánh về nguồn nguyên liệu. Xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống điện, nước, thuỷ lợi hoàn chỉnh phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi, vận chuyển và chế biến sản phẩm nông nghiệp tạo thành hệ thống liên hoàn, khép kín.

- Ngành dệt may, da giầy: Mục tiêu của ngành như sau

BẢNG 1: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CỦA DỆT MAY, DA GIẦY

 

Chỉ tiêu

Đơn vị

tính

Năm

2000

2005

2010

- Các sản phẩm chủ yếu:

 

 

 

 

+ Bông xơ

1.000 tấn

6,7

30

80

+ Xơ sợi tổng hợp

1.000 tấn

45

60

120

+ Sợi

1.000 tấn

85

150

300

+ Vải lụa

Triệu m2

304

800

1.400

+ Sản phẩm dệt kim

Triệu SP

90

300

500

+ Sản phẩm may (qui chuẩn)

Triệu SP

400

780

1.500

+ Giầy dép các loại

Triệu đôi

250

410

640

+ Cặp túi các loaị

Triệu cái

31

51

80

+ Da thuộc

Triệu sqft

17

40

80

- Kim ngạch xuất khẩu:

Triệu USD

3.283

6.700

12.700

+ Hàng dệt

Triệu USD

370

1.000

3.000

+ Hàng may

Triệu USD

1.445

3.000

5.000

+ Giầy dép

Triệu USD

1.468

2.700

4.700

Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành dệt may, da giầy theo vùng lãnh thổ đến năm 2010

- Ngành sản xuất vật liệu xây dựng: Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng cả về số lượng, chất lượng, chủng loại nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước, nhu cầu xây dựng nhà ở, đường xá ở khu vực nông thôn, miền núi.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ