Loading


Quyết định 23/2007/QĐ-BTM phê duyệt Đề án Phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá với Trung Quốc giai đoạn 2007 - 2015 do Bộ trưởng Bộ Thương Mại ban hành

Số hiệu 23/2007/QĐ-BTM
Ngày ban hành 02/08/2007
Ngày có hiệu lực 02/09/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Thương mại
Người ký Trương Đình Tuyển
Lĩnh vực Thương mại,Xuất nhập khẩu

BỘ THƯƠNG MẠI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 023/2007/QĐ-BTM

Hà Nội, ngày 02 tháng 08 năm 2007 

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ VỚI TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2007 - 2015

 

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

Căn cứ Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại;
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ công văn số 4048/ VPCP – QHQT Ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Văn phòng Chính phủ về việc uỷ quyền Bộ trưởng Bộ Thương mại phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá với Trung Quốc giai đoạn 2007 - 2015;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương
.

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá với Trung Quốc giai đoạn 2007 - 2015 với những nội dung chủ yếu như sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Trung Quốc là một thị trường lớn cùng chung biên giới, có quan hệ hữu nghị truyền thống, lại là đối tác trong Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Vì vậy, phát triển quan hệ thương mại với Trung Quốc có vị trí rất quan trọng trong quan hệ thương mại của nước ta với các nước.

2. Đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc, lựa chọn những mặt hàng phù hợp và có tiềm năng, xây dựng cho được những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, những điểm tăng trưởng xuất khẩu mới, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, để phát triển mạnh sản xuất hàng xuất khẩu để xuất khẩu sang Trung Quốc là phương hướng chủ yếu để giảm nhập siêu từ Trung Quốc.

3. Tận dụng tối đa những ưu đãi có được trong các cơ chế hợp tác song phương Việt- Trung và đa phương (như Tổ chức Thương mại Thế giới, Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN- Trung Quốc, v.v...) để đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Định hướng xuất khẩu

Định hướng chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc đến năm 2010 là 5,4 tỷ USD và đến năm 2015 là 11,1 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Trung Quốc bình quân cả giai đoạn 2007-2015 đạt 15,5%/năm.

2. Định hướng nhập khẩu

Định hướng chỉ tiêu kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ Trung Quốc đến năm 2010 là 12,2 tỷ USD và đến năm 2015 là 19,9 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ Trung Quốc bình quân cả giai đoạn 2007-2015 đạt 11,6%.

3. Định hướng về xử lý nhập siêu

Do nhu cầu nhập khẩu các loại hàng hóa từ Trung Quốc còn rất lớn và cùng với việc miễn giảm thuế theo khuôn khổ ACFTA, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng. Như vậy, yêu cầu đặt ra là tăng tốc độ xuất khẩu để giảm tỷ trọng nhập siêu.

4. Định hướng phát triển biên mậu

Phấn đấu đến năm 2010, lành mạnh hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động biên mậu Việt - Trung. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các trung tâm hàng hóa tại các tỉnh giáp biên giới Việt- Trung để phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước qua biên giới. Tạo ra cơ chế điều tiết, quản lý biên mậu linh hoạt, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương góp phần chống buôn lậu, đồng thời kết hợp với bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới Việt - Trung.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Giải pháp chung:

- Tận dụng quan hệ chính trị giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp, Chính phủ đề nghị Chính phủ Trung Quốc quan tâm hơn nữa tới việc phát triển quan hệ thương mại với Việt Nam.

- Phát huy đầy đủ tác dụng của việc hợp tác giữa các bộ, ngành hữu quan hai nước, xây dựng cơ chế hợp tác có hiệu quả. Đặc biệt, nâng cao hơn nữa tính hiệu quả của Uỷ ban Hợp tác Kinh tế Thương mại Việt-Trung bằng việc thành lập Nhóm công tác hợp tác thương mại do cơ quan chủ quản ngành thương mại hai nước làm đầu mối.

- Đề nghị các bộ, ngành hữu quan Trung Quốc sớm cùng các bộ, ngành hữu quan Việt Nam trao đổi và ký kết Hiệp định toàn diện về kiểm dịch động thực vật Việt Nam- Trung Quốc.

- Đàm phán sửa đổi Hiệp định về quá cảnh hàng hoá giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc ký tháng 4 năm 1994 hoặc ký Hiệp định về quá cảnh hàng hóa giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc cho phù hợp với Hiệp định giữa Chính phủ Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Liên bang Mianma, Vương Quốc Thái Lan và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và người qua lại ký tháng 7 năm 2005 tại Côn Minh (Trung Quốc).

- Có chương trình quy hoạch, đào tạo cán bộ có đủ trình độ chuyên môn để có thể đáp ứng yêu cầu phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa với Trung Quốc.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ