Loading


Quyết định 2389/QĐ-BTC năm 2017 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý công sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 2389/QĐ-BTC
Ngày ban hành 20/11/2017
Ngày có hiệu lực 20/11/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Đinh Tiến Dũng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2389/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CÔNG SẢN

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng

Cục Quản lý công sản là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài sản công và trưng mua, trưng dụng tài sản, quản lý về tài chính đối với đất đai, tài nguyên; trực tiếp quản lý, xử lý một số loại tài sản công theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Cục Quản lý công sản có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các dự án, dự thảo văn bản quy phạm về quản lý tài sản công, trưng mua, trưng dụng tài sản thuộc chức năng của Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật; định hướng chiến lược về quản lý tài sản công trong phạm vi cả nước.

2. Tham gia xây dựng chiến lược, chính sách quản lý tài chính quốc gia, các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế tài chính đối với các lĩnh vực khác có liên quan.

3. Trong lĩnh vực quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội (bao gồm nhà, công trình xây dựng, các tài sản khác gắn liền với đất và quyền sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô, trang thiết bị làm việc và các tài sản công khác):

a) Trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b) Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác ở trung ương trong việc xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng, tài sản đặc thù thuộc thẩm quyền của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan khác ở trung ương;

c) Chủ trì nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lý, khai thác, sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập; thẩm định đề án sử dụng tài sản công của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác ở trung ương theo quy định của pháp luật;

d) Trình cấp có thẩm quyền quyết định việc giao, thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, chuyển đổi công năng sử dụng đối với tài sản công theo phân cấp của Chính phủ; thực hiện xử lý tài sản công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

e) Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính có ý kiến về phương án giao đất, thu hồi đất xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan nhà nước thuộc trung ương quản lý theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước ở trung ương tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

g) Hướng dẫn thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị;

h) Tham gia ý kiến về việc tuân thủ tiêu chuẩn, định mức trong quá trình xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm cho đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, mua sắm tài sản công;

i) Được yêu cầu các tổ chức, cá nhân đang quản lý và sử dụng tài sản công báo cáo, cung cấp thông tin và các tài liệu cần thiết về tài sản công phục vụ nhiệm vụ của Cục; hướng dẫn, giải thích chính sách, chế độ quản lý, sử dụng tài sản công theo phân cấp hoặc ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

4. Trong lĩnh vực quản lý, xử lý tài sản các dự án sử dụng vốn nhà nước (bao gồm cả tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước):

a) Chủ trì xây dựng chế độ quản lý, sử dụng tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước;

b) Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước khi dự án kết thúc;

c) Tham gia với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác ở trung ương trình cấp có thẩm quyền quyết định xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước khi dự án kết thúc theo quy định của pháp luật;

d) Tiếp nhận, bảo quản, bàn giao, xử lý bán, điều chuyển theo Quyết định của cấp có thẩm quyền đối với tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước bị thu hồi hoặc chuyển giao theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính.

5. Trong lĩnh vực quản lý tài sản công chưa giao cho tổ chức hoặc cá nhân quản lý, sử dụng:

[...]
4