Loading


Quyết định 252/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 252/QĐ-TTg
Ngày ban hành 01/03/2012
Ngày có hiệu lực 01/03/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Chứng khoán

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 252/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Chứng khoán số 70 ngày 12 tháng 7 năm 2006 và Luật Chứng khoán sửa đổi số 62 ngày 24 tháng 11 năm 2010;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển:

a) Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hình thành một hệ thống thị trường chứng khoán đồng bộ và thống nhất trong tổng thể thị trường tài chính của đất nước.

b) Phát triển, mở rộng thị trường chứng khoán có tổ chức, thu hẹp thị trường tự do đồng thời đặc biệt coi trọng vấn đề chất lượng và sự an toàn của thị trường, từng bước tiếp cận với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

c) Phát triển thị trường chứng khoán theo hướng gắn kết với việc cải cách, sắp xếp khu vực doanh nghiệp nhà nước, tạo động lực cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế cả về năng lực tài chính và quản trị doanh nghiệp.

d) Nhà nước thực hiện quản lý bằng công cụ pháp luật, có các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để thị trường chứng khoán phát triển ổn định, vững chắc; phát huy vai trò của các tổ chức tự quản, hiệp hội nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và khuyến khích các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.

2. Mục tiêu:

a) Mục tiêu tổng quát

- Phát triển thị trường chứng khoán ổn định, vững chắc, cấu trúc hoàn chỉnh với nhiều cấp độ, đồng bộ về các yếu tố cung - cầu; tăng quy mô và chất lượng hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ, đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả và trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế.

- Bảo đảm tính công khai, minh bạch, các tiêu chuẩn và thông lệ quản trị công ty, tăng cường năng lực quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và lòng tin của thị trường.

- Chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, từng bước tiếp cận với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế.

b) Mục tiêu cụ thể

- Tăng quy mô, độ sâu và tính thanh khoản của thị trường chứng khoán.

+ Phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu vào năm 2020 đạt khoảng 70% GDP; đưa thị trường trái phiếu trở thành một kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế;

+ Đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức, khuyến khích đầu tư nước ngoài dài hạn, đào tạo nhà đầu tư cá nhân.

- Tăng tính hiệu quả của thị trường chứng khoán:

+ Tái cấu trúc mô hình tổ chức thị trường chứng khoán theo hướng cả nước chỉ có 01 Sở giao dịch chứng khoán và từng bước cổ phần hóa Sở Giao dịch chứng khoán để bảo đảm sự thống nhất trong hoạt động, thuận tiện trong việc nâng cao năng lực quản trị và thu hút vốn từ các thành viên thị trường;

+ Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa phương thức giao dịch và sản phẩm nghiệp vụ của Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán; từng bước kết nối với các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán trong khu vực Asean.

- Nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường và các tổ chức phụ trợ trên cơ sở sắp xếp lại các công ty chứng khoán, từng bước tăng quy mô, tiềm lực tài chính của công ty chứng khoán, đa dạng hóa các hoạt động nghiệp vụ theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế; mở cửa thị trường cho các trung gian tài chính nước ngoài phù hợp với lộ trình cam kết và mức độ cạnh tranh đối với các tổ chức trong nước.

- Tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi của cơ quan quản lý nhà nước trên cơ sở cho phép Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có đủ quyền lực để thực thi tốt các chức năng quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi.

- Tham gia chương trình liên kết thị trường khu vực ASEAN và thế giới theo lộ trình phát triển và đáp ứng yêu cầu về an ninh tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh, khả năng hạn chế rủi ro, từng bước thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa thị trường chứng khoán Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới. Tham gia hợp tác quốc tế đa phương giữa Ủy ban Chứng khoán các nước trong khuôn khổ Biên bản ghi nhớ đa phương của Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO).

[...]
5