Loading


Quyết định 2713/QĐ-BNN-TCTL năm 2018 về Kế hoạch hành động ngà voi, sừng tê giác giai đoạn 2018-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 2713/QĐ-BNN-TCTL
Ngày ban hành 10/07/2018
Ngày có hiệu lực 10/07/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Hà Công Tuấn
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2713/QĐ-BNN-TCTL

Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG NGÀ VOI, SỪNG TÊ GIÁC GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị quyết số 10.10 được sửa đổi, bổ sung tại Hội nghị các nước thành viên Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) lần thứ 17 về việc buôn bán mẫu vật từ voi;

Căn cứ Nghị quyết số 9.14 được sửa đổi, bổ sung tại Hội nghị các nước thành viên CITES lần thứ 17 về bảo tồn và buôn bán Tê giác châu phi và châu á;

Căn cứ văn bản số SC69 Doc.60 của Ban Thư ký CITES về các vấn đề cụ thể liên quan đến tê giác;

Căn cứ văn bản số SC69 Doc.29.3 về tiến trình thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về ngà voi;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động ngà voi, sừng tê giác giai đoạn 2018 - 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Phó TT Trịnh Đình Dũng (để b/c);
- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (để b/c);
- Viện KSND tối cao (để phối hợp);
- Tòa án ND tối cao (đế phối hợp);
- Bộ Công an (để phối hợp);
- Bộ TN&MT (để phối hợp);
- Bộ Tài chính (để phối hợp);
- Cơ quan KH CITES Việt Nam (để phối hợp);
- Lưu: VT, TCLN (25).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hà Công Tuấn

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

NGÀ VOI, SỪNG, TÊ GIÁC GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 2713/QĐ-BNN-TCLN, ngày 10 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. BỐI CẢNH

Trong thập kỷ gần đây, Việt Nam được coi là một nước trung chuyển cho hoạt động buôn bán động vật hoang dã có nguồn gốc nước ngoài xuyên biên giới và xuyên châu lục. Các hoạt động buôn bán trái phép ĐTVHD, đặc biệt là ngà voi và sừng tê giác không chỉ tác động tiêu cực đến an ninh quốc gia, các mục tiêu bảo tồn, sinh kế bền vững của người dân và còn làm giảm sút hiệu quả nỗ lực quản lý, kiểm soát và thực thi pháp luật đối với buôn bán ĐTVHD. Hiện nay, tội phạm buôn bán, vận chuyển trái pháp luật ĐVHD được coi là loại hình tội phạm nguy hiểm, có tổ chức cùng mức độ nghiêm trọng với tội phạm buôn lậu ma túy, vũ khí và buôn người1.

Tê giác và voi là hai loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm trên thế giới, không chỉ đóng vai trò nhất định trong hệ sinh thái mà còn mang tính biểu tượng cao đối với hình ảnh nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia Châu Phi. Tuy nhiên, trong những thập kỷ vừa qua, số lượng tê giác và voi bị suy giảm nghiêm trọng do nạn săn bắn trái phép, chủ yếu để lấy sừng tê giác và ngà voi. Tại Việt Nam, tê giác được cho là đã tuyệt chủng sau khi cá thể cuối cùng được tìm thấy bị bắn hạ tại Vườn Quốc gia Cát Tiên năm 2010. Với số lượng quần thể khoảng 104 - 134 cá thể, voi hoang dã tại Việt Nam (Elephas maximus) chủ yếu phân bố tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ, và đang được đưa vào Kế hoạch khẩn cấp bảo tồn voi để thực hiện bảo tồn, hướng tới có giải pháp phát triển đàn2.

Mặc dù nhiều nỗ lực trong nước, quốc tế đã được thực hiện, vấn nạn buôn bán trái pháp luật ĐVHD, cụ thể ngà voi và sừng tê giác tại Việt Nam vẫn diễn ra ở một quy mô nhất định, gây khó khăn trở ngại cho công tác quản lý, kiểm soát. Tình hình buôn bán ĐVHD, trong đó có các mẫu vật, bộ phận, dẫn xuất từ ngà voi và sừng tê giác vẫn diễn ra tại một số khu vực ở Việt Nam với thủ đoạn ngày càng tinh vi, diễn biến phức tạp. Theo s liệu tổng hợp của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, từ năm 2016 - đầu năm 2017, các cơ quan thực thi pháp luật đã điều tra, bắt giữ hàng chục vụ buôn bán, tàng trữ mẫu vật ngà voi, sừng tê giác, cụ thể bao gồm trên 12 tấn ngà voi, 230 kg sừng tê giác. Kết quả trên là từ nỗ lực không ngừng của các cơ quan hải quan, công an, biên phòng, quản lý thị trường, kiểm lâm các cấp trên cả nước. Tổng hợp kết quả điều tra, truy t, xét xử, giải quyết vi phạm hành chính trong giai đoạn từ tháng 10/2016 - 12/2017, đối với các vụ việc liên quan đến xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, chế biến, tàng trữ, quảng cáo, sử dụng trái pháp luật ĐTVHD, bao gồm ngà voi và sừng tê giác cho thấy trong số 87 vụ án/ 127 bị cáo, đã có 37 bị cáo bị phạt tù dưới 03 năm và 03 bị cáo bị phạt tù từ 03-07 năm3. .

Việt Nam gia nhập Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) từ năm 1994, và luôn là một quốc gia thành viên có trách nhiệm. Với hệ thống quy định pháp luật được Công ước CITES xếp loại 1, Việt Nam được đánh giá có các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý buôn bán ĐTVHD thuộc các phụ lục CITES đầy đủ và phù hợp với quy định quốc tế. Trên thực tiễn, việc áp dụng các quy định pháp luật vào xử lý, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án có liên quan còn gặp nhiều khó khăn do hạn chế về thông tin. Các kết quả thực thi pháp luật nêu trên là đáng khích lệ, tuy nhiên, công tác đấu tranh, phòng chống buôn bán trái pháp luật ĐVHD, cụ thể là đối với mẫu vật ngà voi, sừng tê giác là yêu cầu cấp thiết với Việt Nam nhằm đảm bảo công tác thực thi pháp luật, an ninh, an sinh xã hội, góp phần bảo tồn loài ĐVHD trong tự nhiên và hoàn thành các trách nhiệm quốc tế. Đặc biệt, việc Bộ Luật hình sự sửa đổi 2015 chính thức có hiệu lực từ năm 2018 với những điều khoản mới về tội vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ ĐVHD và ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm là sự thay đổi lớn, giúp định khung hình phạt đồng thời tăng nặng mức phạt hình sự, gia tăng sự răn đe, giáo dục với loại hình tội phạm có liên quan. Tuyên bố Hà Nội về Chống buôn bán trái pháp luật ĐTVHD mà Việt Nam đã tham gia vi tư cách nước chủ nhà, dưới sự đồng thuận của 42 quốc gia, vùng lãnh thổ khác là dấu mốc quan trọng thể hiện quyết tâm chính trị lớn, đồng thời nâng tầm hình ảnh quốc gia trước trường quốc tế. Thực hiện cam kết quốc gia, Việt Nam cần có những hành động cụ thể thể hiện sự phối hợp liên ngành, liên vùng và xuyên biên giới với những mục tiêu, đầu ra cụ thể.

Với các yếu tố nêu trên, đòi hỏi cần có một kế hoạch hành động cấp quốc gia nhằm thực hiện các biện pháp cấp bách nhằm (1) kiểm soát vấn nạn buôn bán trái pháp luật ngà voi, sừng tê giác đến và từ Việt Nam (2) tiếp tục triển khai thực hiện các sáng kiến, chương trình, kế hoạch đã định. Kế hoạch NIRAP, trước hết để giải quyết các yêu cầu trong nước, đồng thời để thực hiện các nghĩa vụ quốc gia thành viên mà Việt Nam đã cam kết thực hiện trước cộng đồng quốc tế.

II. CĂN CỨ

1. Căn cứ pháp lý

- Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;

- Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017);

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ