Loading


Quyết định 386/QĐ-BCT năm 2013 phê duyệt "Quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng chất mica, pyrit, quarzit, thạch anh, silimanit, sericit,vermiculit giai đoạn đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2030" do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Số hiệu 386/QĐ-BCT
Ngày ban hành 18/01/2013
Ngày có hiệu lực 18/01/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Lê Dương Quang
Lĩnh vực Thương mại,Tài nguyên - Môi trường

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 386/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG CHẤT MICA, PYRIT, QUARZIT, THẠCH ANH, SILIMANIT, SERICIT, VERMICULIT GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030”

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ công văn số 10784/VPCP-CN ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc ủy quyền Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng chất mica, pyrit, quarzit, thạch anh, silimanit, sericit, vermiculit giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng chất mica, pyrit, quarzit, thạch anh, silimanit, sericit, vermiculit (sau đây gọi là các khoáng chất công nghiệp) giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau đây:

I. Quan điểm phát triển

1. Phát triển thăm dò, khai thác, chế biến các khoáng chất mica, quarzit, thạch anh, silimanit, sericit và vermiculit phù hợp với Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, công nghiệp và các yêu cầu củng cố an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường các địa phương có mỏ.

2. Phát triển khai thác, chế biến các khoáng chất công nghiệp bền vững với công nghệ tiên tiến, đảm bảo hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường; sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và có một phần xuất khẩu hp lý.

3. Thăm dò, khai thác các khoáng chất công nghiệp phải gắn liền với chế biến sâu hoặc đáp ứng nguyên, vật liệu cho nhu cu sản xuất trong nước, phù hp với quy mô sản lượng mỏ và chất lượng quặng, không xuất khẩu sản phẩm chưa qua chế biến.

4. Đối với khoáng chất pyrit: Chưa quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến giai đoạn đến năm 2030 khi chưa đảm bảo hiệu quả kinh tế-xã hội và môi truờng.

5. Đối với các khoáng chất mica và silimanit: Việc thăm dò, khai thác, chế biến phải được cân đối, gắn liền với việc thu hồi các sản phm mica và silimanit từ các mỏ khoáng chất cao lanh, fenspat và graphit nhằm khai thác có hiệu quả, và sử dụng tổng hợp, tiết kiệm tài nguyên.

6. Đối với các khoáng chất quarzit và thạch anh: Phát triển việc khai thác, chế biến gắn với nhu cầu thị trường, cung cấp cho các cơ sở luyện kim, sản xuất phân lân, thủy tinh, vật liệu ốp lát..., tận dụng tối đa các phế liệu làm vật liệu xây dựng nhằm tiết kiệm tài nguyên, đảm bảo môi trường.

7. Đối với khoáng chất vermiculit: Thăm dò, khai thác, chế biến các mỏ có triển vọng khai thác quy mô công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, không xuất khẩu.

8. Đối với khoáng chất sericit: Hoàn thành đầu tư khai thác, chế biến mỏ sericit Sơn Bình, tỉnh Hà Tĩnh có hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường với công nghệ tiên tiến, sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu trong nước, chỉ xem xét xuất khẩu khi nhu cầu trong nước không sử dụng hết.

II. Mục tiêu phát triển

1. Mục tiêu tổng quát: Khai thác và chế biến các khoáng chất công nghiệp nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu trong nước ngày càng tăng và có một phần xuất khẩu hp lý, góp phần thúc đy phát triển kinh tế-xã hội tại các khu vực có mỏ.

2. Mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu thăm dò, khai thác, chế biến của các khoáng chất công nghiệp như sau:

a) Thăm dò

STT

Tên khoáng chất

Giai đoạn đến năm 2015

Giai đoạn 2016-2020

Số mỏ, điểm mỏ

Trữ lượng 121+122 (triệu tấn)

Số mỏ, điểm mỏ

Trữ lượng 121+122 (triệu tấn)

1

Mica

2

0,116

0

0

2

Pyrit

0

0

0

0

3

Quarzit

4

50

1

200

4

Thạch anh

3

11

0

0

5

Silimanit

0

0

0

0

6

Sericit

0

0

0

0

7

Vermiculit

1

-

1

1

 

Tng cộng

10

61,116

2

201

b) Khai thác, chế biến

STT

Tên sản phẩm khoáng chất

Năm 2015

Năm 2020

Sản lưng năm 2030

(103tấn/n)

Số mỏ, điểm mỏ

Sản lượng (103tấn/n)

Số mỏ, điểm mỏ

Sản lượng (103tấn/n)

1

Mica bột

3

3,3

4

7,3

8,3

2

Quarzit cục

8

550

12

900

1700

3

Thạch anh hạt, bột

9

180

12

600

800

4

Silic kim loại

-

6

-

12

12

5

Silimanit

-

-

-

-

-

6

Sericit bột mịn

1

8

1

16

16

7

Vermiculit cục, bột

0

0

1

5

10

 

Tổng cộng

21

741,3

30

1528

2543

[...]
2