Loading


Quyết định 402/QĐ-TTg năm 2020 về Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 402/QĐ-TTg
Ngày ban hành 20/03/2020
Ngày có hiệu lực 20/03/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Phạm Bình Minh
Lĩnh vực Quyền dân sự

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 402/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỎA THUẬN TOÀN CẦU VỀ DI CƯ HỢP PHÁP, AN TOÀN VÀ TRẬT TỰ CỦA LIÊN HỢP QUỐC.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1676/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc thông qua Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM) và Thỏa thuận toàn cầu về người tị nạn (GCR) của Liên hợp quốc;

Xét đề nghị của Bộ Ngoại giao tại các văn bản số: 5165/TTr-BNG-LS ngày 31 tháng 12 năm 2019, 556/BNG-LS ngày 24 tháng 02 năm 2020, 898/BNG-LS ngày 16 tháng 3 năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc (Kế hoạch) với các nội dung chính như sau:

1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Thể hiện quyết tâm và trách nhiệm của Việt Nam trong việc triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc (Global Compact for Safe, Orderly and Regular Migration - Thỏa thuận GCM) phù hợp với chính sách, pháp luật và điều kiện của Việt Nam nhằm quản lý di cư hiệu quả vì mục tiêu phát triển bền vững.

b) Xác định các lĩnh vực, mục tiêu ưu tiên, nội dung cụ thể và lộ trình triển khai Thỏa thuận GCM; huy động tối đa các nguồn lực sẵn có trong nước và tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

c) Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý di cư quốc tế thông qua cơ chế phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm tạo môi trường di cư minh bạch, dễ tiếp cận, tôn trọng nhân phẩm của người di cư, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ, đặc biệt là các nhóm đặc thù, phụ nữ và trẻ em.

2. Yêu cầu

a) Việc triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo phù hợp với chính sách, pháp luật, Chương trình mục tiêu quc gia, Chiến lược quốc gia và các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng như các cam kết quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên; sát với tình hình thực tiễn, lấy yếu tố con người làm trung tâm, trong đó lồng ghép yếu tố giới và phát triển bền vững.

b) Xây dựng cơ chế phối hợp thường xuyên để đảm bảo hiệu quả việc thực hiện Kế hoạch; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan trong quá trình triển khai thực hiện.

c) Việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn triển khai Thỏa thuận GCM cần được tiến hành thường xuyên, kịp thời, đầy đủ đến các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.

II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tuyên truyền, phổ biến thông tin về Thỏa thuận GCM, các vấn đề di cư quốc tế thuộc phạm vi trong và ngoài nước; tăng cường năng lực trong triển khai Thỏa thuận GCM.

a) Tuyên truyền, vận động, phổ biến, nâng cao nhận thức về Thỏa thuận GCM và các vấn đề di cư quốc tế (di cư hợp pháp, an toàn; di cư trái phép; mua bán người...), hướng tới các đối tượng là cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực thi pháp luật liên quan đến di cư quốc tế, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các cơ quan, tổ chức có liên quan, cộng đồng doanh nghiệp, người dân. Việc tuyên truyền phải có nội dung phù hợp với giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ dân trí, đặc điểm của từng địa phương, dễ tiếp cận, có trọng điểm... và bằng các hình thức đa dạng.

b) Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao các thông tin rõ ràng, minh bạch về di cư (hướng dẫn, tư vấn, khuyến cáo, cảnh báo liên quan đến di cư quốc tế; thị trường lao động nước ngoài; chính sách cấp thị thực; quyền của người di cư...).

c) Nâng cao năng lực cán bộ các cấp (nhất là cấp cơ sở), các ngành, các cơ quan, tổ chức tham gia triển khai Thỏa thuận GCM nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý di cư, hỗ trợ và bảo vệ người di cư, lưu ý các nhóm đặc thù, phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số.

2. Thu thập thông tin, dữ liệu về di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài và người nước ngoài vào Việt Nam.

a) Theo dõi, rà soát, cập nhật thông tin, dữ liệu về di cư quốc tế (lao động; học tập; kết hôn có yếu tố nước ngoài; nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài; di cư trái phép; mua bán người; lao động cưỡng bức; người không quốc tịch; người di cư trở về...); tiếp tục quản lý, sử dụng hiệu quả các cơ sở dữ liệu chuyên ngành có liên quan.

b) Nghiên cứu lồng ghép các nội dung liên quan đến di cư trong các cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở để bổ sung điều tra về tình trạng di cư (nguyên nhân di cư; ngày xuất cảnh, nhập cảnh gần nhất; quốc gia cư trú trong thời gian 5 năm trước khi diễn ra tổng điều tra dân số và nhà ở...).

c) Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đăng ký và hỗ trợ công dân Việt Nam ở nước ngoài bao gồm các thông tin cơ bản về công dân Việt Nam di cư ra nước ngoài với các mục đích khác nhau.

d) Nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về di cư dựa trên việc kết nối, tích hợp với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác có liên quan, nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả, phục vụ công tác hoạch định chính sách, pháp luật về di cư.

3. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và triển khai thực hiện.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ