Loading


Quyết định 429/QĐ-BCA-V19 về Kế hoạch theo dõi, kiểm tra việc thi hành pháp luật năm 2018 trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

Số hiệu 429/QĐ-BCA-V19
Ngày ban hành 29/01/2018
Ngày có hiệu lực 29/01/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Công An
Người ký Lê Quý Vương
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ CÔNG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 429/QĐ-BCA-V19

Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THEO DÕI, KIỂM TRA VIỆC THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2018 TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN

Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Căn cứ Chương trình công tác pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp của B Công an năm 2018;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch theo dõi, kiểm tra việc thi hành pháp luật năm 2018 trong Công an nhân dân.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Các đồng chí Tổng cục trưởng, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 (đthực hiện);
- Đ/c Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đ/c Thứ tr
ưởng (để phối hợp chỉ đạo);
- VP Chính phủ, Bộ Tư pháp;
-
Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an;
- Lưu: VT, V19.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Thượng tướng Lê Quý Vương

 

KẾ HOẠCH

THEO DÕI, KIỂM TRA VIỆC THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2018 TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 429/QĐ-BCA-V19 ngày 29 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công an)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Xem xét, đánh giá thực trạng, kịp thời phát hiện những tồn tại, vướng mc, bất cập, kiến nghị thực hiện các biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác; bảo đảm thi hành kịp thời, đầy đủ, nghiêm minh, thống nhất các quy định của pháp luật; xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết s28-NQ/TW, ngày 25/10/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tquốc trong tình hình mới, Chỉ thị s46-CT/TW, ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị (Khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới; Chỉ thị số 28/CT-TTg, ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới và nhiệm vụ công tác công an năm 2018.

2. Yêu cầu

a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và lãnh đạo Công an các cấp; phát huy vai trò chủ động tham mưu, hướng dẫn, triển khai thực hiện của tổ chức pháp chế các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ, Công an, Cảnh sát phòng cháy và cha cháy tỉnh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Công an các đơn vị, địa phương).

b) Công tác theo dõi, kiểm tra việc thi hành pháp luật phải tiến hành thường xun, toàn diện, đầy đủ các nội dung được quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; bám sát các nhiệm vụ được nêu tại Nghị quyết số 10-NQ/ĐUCA ngày 08/01/2018 của Đảng ủy Công an Trung ương về nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an nhân dân năm 2018, Chỉ thị số 01/CT-BCA-V11 ngày 08/01/2018 về nhiệm vụ công tác công an năm 2018, gắn kết với công tác xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thực hiện quy chế dân chủ và kiểm soát thủ tục hành chính.

c) Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa Công an các cấp trong quá trình theo dõi, kiểm tra việc thi hành pháp luật, không trùng lắp, chồng chéo, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường khác.

II. NHIỆM VỤ CỤ TH

1. Xây dựng kế hoạch theo dõi, kiểm tra việc thi hành pháp luật

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, đặc điểm tình hình thực tế của Công an từng đơn vị, địa phương và Kế hoạch này, Công an các đơn vị, địa phương xây dựng Kế hoạch theo dõi, kiểm tra việc thi hành pháp luật của đơn vị, địa phương mình và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả. Kế hoạch cần xác định rõ nhng nội dung sau:

a) Nhiệm vụ trọng tâm công tác theo dõi, kiểm tra việc thi hành pháp luật và nội dung công việc cụ thể.

b) Hình thức theo dõi, kiểm tra việc thi hành pháp luật.

[...]
1