Loading


Quyết định 474/QĐ-UBND năm 2024 về Đề án “Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Bình Thuận"

Số hiệu 474/QĐ-UBND
Ngày ban hành 08/03/2024
Ngày có hiệu lực 08/03/2024
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Phan Văn Đăng
Lĩnh vực Thương mại,Thuế - Phí - Lệ Phí,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 474/QĐ-UBND

Bình Thuận, ngày 08 tháng 3 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019;

Căn cứ Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử; Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013;

Căn cứ Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế; Nghị định số 91/2022/NĐ- CP ngày 30/10/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020;

Căn cứ Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; Thông tư số 100/2021/TT-BTC ngày 15/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021;

Căn cứ Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ;

Căn cứ Kế hoạch số 413/KH-UBND ngày 14/02/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phát triển thương mại điện tử tỉnh năm 2022;

Căn cứ Kế hoạch số 1399/KH-UBND ngày 11/5/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Thuận tại Tờ trình số 7878/TTr-CTBTH ngày 10/11/2023 và Tờ trình số 954/TTr-CTBTH ngày 07/02/2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Thuận, thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT, KGVXNV, TH Sang.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Văn Đăng

 

ĐỀ ÁN

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 474/QĐ-UBND ngày 08 tháng 3 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

PHẦN I

KHÁI QUÁT CHUNG

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH ĐỀ ÁN

Cùng với xu thế tất yếu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nói riêng ngày càng được mở rộng và hiện đã dần trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được nhiều doanh nghiệp, người dân sử dụng. Sự đa dạng về mô hình hoạt động, đối tượng tham gia, quy trình hoạt động và chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ với sự hỗ trợ của hạ tầng Internet và ứng dụng công nghệ hiện đại đã đưa thị trường thương mại điện tử càng trở nên sôi động hơn. Hình thức mua hàng của người tiêu dùng cũng dần dịch chuyển từ mua hàng truyền thống sang mua hàng online thông qua phương tiện điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, doanh nghiệp dễ dàng hơn khi quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.

Để quản lý hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm quản lý các hoạt động giao dịch điện tử của các tổ chức, cá nhân. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử quy định: “Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”.

Như vậy, thương mại điện tử là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác mà một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động này được tiến hành bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác. Tuy nhiên, theo đại đa số người dùng hiện nay thì thương mại điện tử được hiểu theo nghĩa hẹp, đó là: Thương mại điện tử là việc mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng Internet. Đối tượng tham gia kinh doanh thương mại điện tử ở Việt Nam bao gồm các doanh nghiệp hoạt động theo pháp luật Việt Nam (doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài); các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập tại Việt Nam thì được gọi chung là nhà thầu nước ngoài; các hộ và các nhóm cá nhân khác.

Với tính chất đặc thù của hoạt động thương mại điện tử như: Quy mô hoạt động rộng trên môi trường internet có tính phi biên giới, dễ dàng thay đổi, che giấu hoặc xóa dữ liệu giao dịch… khiến cho vấn đề quản lý thuế gặp nhiều khó khăn, cụ thể:

[...]
2