Loading


Kế hoạch 261/KH-UBND năm 2022 triển khai các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ số trên địa bàn Thừa Thiên Huế

Số hiệu 261/KH-UBND
Ngày ban hành 18/07/2022
Ngày có hiệu lực 18/07/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Phan Quý Phương
Lĩnh vực Thương mại,Thuế - Phí - Lệ Phí,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 261/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 18 tháng 7 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, KINH DOANH DỰA TRÊN NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ SỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỪA THIÊN HUẾ

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;

Căn cứ Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01 tháng 6 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;

Căn cứ Thông tư số 100/2021/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2021 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;

Căn cứ Chỉ thị số 21/CT-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về tăng cường công tác quản lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động mua bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ trên nền tảng số;

Qua quá trình triển khai công tác quản lý thuế đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động mua bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ trên nền tảng số trên địa bàn tỉnh bước đầu đã có được một số kết quả tích cực, cụ thể: kể từ khi triển khai cho đến nay đã xử lý thu nộp thuế 8 đối tượng là cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử với số thuế thu nộp hơn 01 tỷ đồng và hợn 20 tổ chức là doanh nghiệp trên địa bàn có hoạt động sử dụng dịch vụ thương mại điện tử được cung cấp bởi các nhà thầu xuyên biên giới với sthuế thu nộp hơn 4 tỷ đồng... Tuy nhiên, phạm vi hoạt động thương mại điện tử rất rộng, đối tượng hoạt động trong lĩnh vực này thường rất đa dạng và tiềm ẩn nhiều rủi ro trong lĩnh vực quản lý thuế, trong khi công tác quản lý cũng như công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành trên địa bàn vẫn đang còn nhiều vướng mắc và hạn chế dẫn đến việc quản lý các đối tượng này vẫn đang gặp nhiều khó khăn nhất định.

Trước tình hình đó để tăng cường hiệu quả công tác chống thất thu thuế đối với lĩnh vực này, xét đề nghị của Cục Thuế tỉnh tại Tờ trình số 866/TTr-CTTTH ngày 17/6/2022, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch triển khai các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ số trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Tăng cường công tác phối hợp giữa cơ quan thuế với các sở, ban ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố và các Công ty chuyển phát, công ty bưu chính, viễn thông... Đảm bảo triển khai kịp thời và có hiệu quả trong công tác quản lý thuế, chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ số (TMĐT).

- Phát hiện, đấu tranh xử lý các trường hợp kinh doanh TMĐT nhưng chưa thực hiện kê khai, nộp thuế theo đúng quy định đảm bảo sự công bằng giữa các loại hình kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay.

- Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan chức năng có liên quan trong việc phối hợp cung cấp thông tin về các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT.

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh TMĐT nhằm chấp hành tốt nghĩa vụ kê khai, nộp thuế theo quy định.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về TMĐT trên địa bàn tỉnh. Từ đó nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Đồng thời đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra đối với cá tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh TMĐT.

2. Yêu cầu:

- Xác định và cụ thể hóa các nhiệm vụ của các cơ quan chức năng có liên quan trong triển khai công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT.

- Hoạt động phối hợp dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan chức năng, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật trong công tác quản lý thuế.

- Đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể và tiến độ thực hiện để đảm bảo thực hiện có hiệu quả trong công tác tăng cường quản lý thuế đối với lĩnh vực TMĐT.

- Kiên quyết xử lý các trường hợp kinh doanh TMĐT nhưng chưa kê khai và nộp thuế theo đúng quy định.

- Tăng cường các nguồn lực, phương tiện để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh mua bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ trên nền tảng số đối với doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Công khai, minh bạch, công bằng, khách quan, tuân thủ pháp luật về thuế; không gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, không gây phiền hà cho người nộp thuế; dễ thực hiện nhưng đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý thuế.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến trên các cơ quan thông tấn, báo chí, phương tiện thông tin đại chúng về nghĩa vụ kê khai nộp thuế, chính sách thuế, các loại thuế phải thực hiện kê khai nộp thuế trong hoạt động kinh doanh TMĐT đến với tất cả người nộp thuế (NNT).

- Xây dựng bộ phận chuyên trách để quản lý, theo dõi và kịp thời báo cáo, đề xuất các giải pháp nhằm chống thất thu thuế trong lĩnh vực TMĐT.

- Tăng cường phổ biến, nâng cao nhận thức, kinh nghiệm, kiến thức, trách nhiệm của cán bộ công chức trong phòng chống thất thu thuế đối với lĩnh vực TMĐT.

- Xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền định kỳ, đảm bảo thông tin tuyên truyền đến được với người nộp thuế, nhất là những trường hợp có hoạt động kinh doanh TMĐT.

[...]
1