Loading


Kế hoạch 49/QĐ-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình hành động 31-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới do tỉnh Hưng Yên ban hành

Số hiệu 49/KH-UBND
Ngày ban hành 15/03/2023
Ngày có hiệu lực 15/03/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Nguyễn Hùng Nam
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 49/KH-UBND

Hưng Yên, ngày 15 tháng 3 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 31-CTR/TU NGÀY 03/11/2022 CỦA TỈNH ỦY HƯNG YÊN VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 20-NQ/TW NGÀY 16/6/2022 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TẬP THỂ TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Triển khai Chương trình hành động số 31-CTr/TU ngày 03/11/2022 của Tỉnh ủy Hưng Yên (viết tắt là Chương trình hành động số 31-CTr/TU) thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT) trong giai đoạn mới (viết tắt là Nghị quyết số 20-NQ/TW). UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện với những nội dung cụ thể như sau:

I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, chủ trương lớn, khâu đột phá và giải pháp chủ yếu về phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới được đề ra trong Nghị quyết số 20-NQ/TW và Chương trình hành động số 31-CTr/TU; xác định các nhiệm vụ trọng tâm, lộ trình thực hiện và phân công cụ thể cho các sở, ngành và địa phương để thực hiện.

2. Kế hoạch thực hiện phải đảm bảo phù hợp và gắn kết chặt chẽ với những chủ trương, định hướng, mục tiêu, giải pháp được thông qua tại Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021-2025; Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 và những chủ trương định hướng về phát triển KTTT của Đảng và Nhà nước.

II- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ MỤC TIÊU

1. Quan điểm chỉ đạo

- KTTT là thành phần kinh tế quan trọng, phải được củng cố và phát triển cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Phát triển KTTT là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xuất phát từ nhu cầu thiết thực, bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện cho thành viên sản xuất kinh doanh hiệu quả, phát triển bền vững. Phát triển KTTT phải tôn trọng bản chất, giá trị, nguyên tắc hoạt động của KTTT, phù hợp với điều kiện, đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương.

- KTTT với nhiều hình thức tổ chức kinh tế hợp tác đa dạng, phát triển từ thấp đến cao (tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã...) trong đó hợp tác xã (viết tắt là HTX) là nòng cốt. Tăng cường liên kết giữa các HTX, hình thành các liên hiệp HTX, không giới hạn về quy mô, lĩnh vực và địa bàn. KTTT lấy lợi ích kinh tế là trọng tâm, bao gồm lợi ích của thành viên, tập thể và Nhà nước, đồng thời coi trọng lợi ích chính trị, văn hóa, xã hội trên địa bàn.

- KTTT phát triển dựa trên sở hữu riêng của thành viên và sở hữu chung của tập thể; tổ chức hoạt động theo nguyên tắc đối nhân, không phụ thuộc vào vốn góp; phân phối theo mức độ tham gia dịch vụ, theo hiệu quả lao động và theo vốn góp. Thành viên KTTT bao gồm các thể nhân và pháp nhân, thành viên chính thức và thành viên liên kết, cùng góp vốn, góp tài sản, góp sức trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Khuyến khích việc tích lũy và sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản chung trong tổ chức KTTT.

- Phát triển KTTT cả về số lượng và chất lượng, trong đó chú trọng chất lượng, bảo đảm sự hài hòa trong tất cả các ngành, lĩnh vực, địa bàn; có chính sách ưu tiên cho các tổ chức KTTT trong lĩnh vực nông nghiệp, gắn hoạt động sản xuất kinh doanh với chuỗi giá trị sản phẩm, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; ưu tiên phát triển các tổ chức KTTT gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức. Đánh giá hiệu quả KTTT toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, hiệu quả của tổ chức và của thành viên.

- Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của KTTT là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, Liên minh hợp tác xã tỉnh phối hợp chặt chẽ trong việc tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia phát triển KTTT.

2. Mục tiêu tổng quát

- Phát triển KTTT năng động, hiệu quả góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội; tiếp tục phát huy và khẳng định vị trí, vai trò của KTTT, HTX.

- Củng cố, phát triển KTTT với nhiều hình thức đa dạng về quy mô và lĩnh vực hoạt động; ưu tiên xây dựng, phát triển các mô hình theo chuỗi giá trị, tăng cường liên kết hợp tác với các thành phần kinh tế khác. Chú trọng hỗ trợ phát triển các mô hình KTTT hoạt động có hiệu quả trở thành kiểu mẫu để nhân rộng; khuyến khích người dân tham gia góp đất tạo quỹ đất đủ lớn, hình thành vùng sản xuất hàng hóa để thu hút người dân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoặc liên kết với HTX.

3. Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2030

- Có ít nhất 800 tổ hợp tác, với 3.800 thành viên; 625 HTX (trong đó lĩnh vực nông nghiệp là 495 HTX, 40 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ; 65 Quỹ tín dụng nhân dân; 25 HTX dịch vụ giao thông vận tải) thu hút khoảng 80.000 thành viên; 02 liên hiệp HTX, với 20 HTX thành viên.

- Trên 60% tổ chức KTTT trên địa bàn tỉnh đạt loại tốt, khá, trong đó có ít nhất 50% tham gia liên kết theo chuỗi giá trị; số HTX thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa nông sản trong lĩnh vực nông nghiệp khoảng 50%.

- Có trên 100 HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; phát triển các chuỗi giá trị nông sản hàng hóa gắn với liên kết sản xuất, cung cấp dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; đẩy mạnh tham gia vào các chuỗi cung ứng đưa sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài.

Đến năm 2045

- Thu hút tối thiểu 20% dân số tham gia các tổ chức KTTT.

- Trên 90% tổ chức KTTT hoạt động hiệu quả, trong đó có ít nhất 75% tổ chức KTTT tham gia các chuỗi liên kết.

- Cơ bản các tổ chức KTTT trên địa bàn tỉnh áp dụng công nghệ, nhất là áp dụng chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Về phát triển KTTT trong lĩnh vực nông nghiệp

Đến năm 2030, toàn tỉnh có khoảng 495 HTX nông nghiệp, 800 tổ hợp tác và 02 liên hiệp HTX; trong đó: Có khoảng 50% HTX nông nghiệp liên kết tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; có trên 10% HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản, thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với nông sản.

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ