Loading


Quyết định 538/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 538/QĐ-TTg
Ngày ban hành 01/04/2021
Ngày có hiệu lực 01/04/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Trịnh Đình Dũng
Lĩnh vực Doanh nghiệp

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 538/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 01 tháng 4 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐỀN NĂM 2045

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 26/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

Căn cứ kết quả thẩm định “Chiến lược phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 6569/BKHĐT-KTCN ngày 05 tháng 10 năm 2020;

Theo đề nghị của Chủ tịch y ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây viết tắt là Chiến lược) với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Tập đoàn Điện lực Việt Nam là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Tập đoàn hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm. Tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ thông thường và nhiệm vụ sản xuất, cung cấp hàng hóa dịch vụ công ích. Tận dụng mọi cơ hội để chủ động thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp số.

2. Phát triển đồng bộ và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu các khâu sản xuất - truyền tải - phân phối, kinh doanh điện, chú trọng tính hiệu quả tiên tiến, bền vững lâu dài của hệ thống điện quốc gia và các tiêu chí về độ an toàn, tin cậy cung cấp điện, chất lượng điện năng. Đảm bảo khả năng truyền tải công suất nguồn điện, nhất là các nguồn năng lượng tái tạo.

3. Gắn kết hài hòa mối quan hệ giữa thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội được Chính phủ giao đồng bộ và phù hợp với vai trò, năng lực và lĩnh vực hoạt động của EVN; giữa khai thác sử dụng tài nguyên môi trường và trách nhiệm bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác hại tới môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

4. Phát triển trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sn xuất kinh doanh, chất lượng dịch vụ cung cấp điện và năng suất lao động, sử dụng tiết kiệm hiệu quả các nguồn tài nguyên và nhiên liệu.

5. Phát triển sản xuất kinh doanh gắn với mục tiêu phát triển con người, xây dựng lực lượng lao động chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn và kỹ năng cao, có tinh thần trách nhiệm và kỷ luật lao động; đảm bảo đời sống và quyền lợi người lao động, khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động phát triển kiến thức, kỹ năng, đề xuất và các ý tưởng sáng tạo.

II. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

Phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành Tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi; bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác; có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; sản xuất, truyền tải, phân phối, kinh doanh mua bán điện năng, tư vấn điện là ngành, nghề kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo; làm nòng cốt để ngành Điện lực Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả; tối đa hoá hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.

III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Về kết quả sản xuất kinh doanh:

- Kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm có hiệu quả và có lãi; bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác.

- Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 3 lần.

- Tỷ lệ tự đầu tư lớn hơn 30%.

- Khả năng thanh toán ngắn hạn lớn hơn hoặc bằng 1 lần.

2. Về cung cấp điện:

- Chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo điện cho nền kinh tế và đời sống nhân dân theo chỉ tiêu quy định trong các Quy hoạch phát triển điện quốc gia từng giai đoạn do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

[...]
2