Loading


Quyết định 544/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án truyền thông về bảo vệ môi trường nông thôn do tỉnh Kiên Giang ban hành

Số hiệu 544/QĐ-UBND
Ngày ban hành 04/03/2020
Ngày có hiệu lực 04/03/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Phạm Vũ Hồng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 544/QĐ-UBND

Kiên Giang, ngày 04 tháng 3 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TRUYỀN THÔNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Quyết định số 2545/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Đề án “Bảo vệ môi trường và hệ sinh thái đặc thù giai đoạn 2017 - 2020”;

Căn cứ Quyết định số 1358/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Đcương và dự toán kinh phí nhiệm vụ “Xây dựng Đề án truyền thông về bảo vệ môi trường nông thôn”;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang tại Tờ trình số 52/TTr-STNMT ngày 12 tháng 02 năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án truyền thông về bảo vệ môi trường nông thôn (đính kèm Đề án).

Điều 2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức có liên quan hướng dẫn, triển khai thực hiện Đề án này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các sở, ban ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 của Quyết định;
- TT. Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- LĐVP, P.KTCN;
- Lưu: VT, dtnha.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phạm Vũ Hồng

 

ĐỀ ÁN TRUYỀN THÔNG

VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 544/QĐ-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)

I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN

Hiện nay, trung bình mỗi ngày trên địa bàn tỉnh phát sinh trên 1.200 tấn rác thải sinh hoạt, trong đó lượng rác thải sinh hoạt ở nông thôn khoảng 650 tấn/ngày và ở đô thị là 550 tấn/ngày. Lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom khoảng 90% lượng phát sinh và lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn chỉ được thu gom với tỷ lệ thấp khoảng 32%, phần còn lại không được thu gom, xử lý mà thải trực tiếp ra ao, hồ, biển, sông, rạch gây ô nhiễm môi trường nước... có thể thấy chất thải rắn không còn là vấn đề cấp bách của riêng đô thị mà đã trở thành vấn đề đáng báo động ở vùng nông thôn.

Ngoài ra, hoạt động chăn nuôi tập trung ở khu vực nông thôn cũng đã và đang có hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí do chất thải phát sinh không được thu gom, xử lý triệt để. Trong trồng trọt, việc sử dụng ngày càng tăng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và phân bón hóa học đang ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường đất. Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ các hóa chất BVTV tồn lưu là nguyên nhân chính dẫn tới hàm lượng các kim loại nặng cũng như dư lượng hóa chất BVTV trong đất ở khu vực nông thôn đã có sự gia tăng. Công tác thu gom, xử lý bao bì, chai lọ chứa hóa chất BVTV cũng gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế cho thấy, các loại chất thải này chưa được thu gom triệt để, còn bị vứt bừa bãi trên đồng ruộng hoặc nguy hiểm hơn có trường hợp vứt ngay đầu nguồn nước sinh hoạt. Mặc dù, một số địa phương đã có kế hoạch thu gom xử lý nhưng việc triển khai chưa phát huy hiệu quả do hạn chế về nguồn nhân lực và kinh phí thực hiện.

Nhận thức của một số bộ phận người dân và cộng đồng đang sống và làm việc tại các khu vực nông thôn về vấn đề môi trường còn chưa cao. Việc lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất; việc xả nước, rác thải; sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh, việc đầu tư các công trình phục vụ đời sống và sức khỏe (bể nước, cống rãnh thoát nước, hố xí...), việc tham gia công tác vệ sinh môi trường cộng đồng...còn hạn chế. Đặc biệt, trong hoạt động quản lý, BVMT còn nhiều bất cập. Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ BVMT chưa đầy đủ, chưa thấy rõ được nguy cơ ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn sẽ có tác động tiêu cực đến đi sống kinh tế - xã hội nông thôn, trong đó có sức khỏe người dân. Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường ở cấp xã còn hạn chế về số lượng và bất cập về chất lượng. Cơ sở pháp lý, ngân sách đầu tư cho BVMT nước còn ít và bộc lộ một số bất cập. Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa phương đôi lúc chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng...

Môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện những khu vực có dấu hiệu ô nhiễm hoặc ô nhiễm cục bộ. Chính vì vậy, việc đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như kiểm soát ô nhiễm môi trường nông thôn cần được các cấp, các ngành chức năng có sự quan tâm đúng mức, đồng thời có những giải pháp phù hợp để ngăn chặn vấn đề này trước khi trở nên nghiêm trọng.

Để giảm thiểu những tác động xấu của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe của người dân nông thôn hiện nay cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ từ cơ chế, chính sách, nguồn tài chính hỗ trợ đến công tác tuyên truyền cho người dân về ý thức bảo vệ chính môi trường mình đang sinh sống. Trong đó, truyền thông môi trường là một công cụ đặc biệt của công tác quản lý môi trường nhằm tạo ra phong trào qun chúng nâng cao nhận thức và chung tay bảo vệ môi trường về bảo vệ môi trường, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức để tạo lập nên văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường. Truyền thông môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thái độ, hành vi của con người trong cộng đồng từ đó thúc đẩy họ tự nguyện tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất và không những chỉ tự mình tham gia mà còn lôi cuốn những người khác cùng tham gia tạo ra các kết quả có tính đại chúng. Do đó, việc xây dựng Đề án truyền thông về môi trường nông thôn là rất cần thiết, là cơ sở để thực hiện nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng môi trường cho vùng nông thôn của tỉnh Kiên Giang.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN

2.1. Cơ sở pháp lý:

- Luật Bảo vệ Môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ