Loading


Quyết định 6300/QĐ-BCT năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, thương mại tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Số hiệu 6300/QĐ-BCT
Ngày ban hành 15/07/2014
Ngày có hiệu lực 15/07/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Vũ Huy Hoàng
Lĩnh vực Thương mại,Xuất nhập khẩu,Văn hóa - Xã hội

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6300/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI TUYẾN BIÊN GIỚI VIỆT NAM - CAMPUCHIA ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, thương mại tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm phát triển

a) Phát triển công nghiệp, thương mại tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia trên cơ sở phát huy lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, lợi thế về thương mại biên giới, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu dùng, tập trung phát triển nhanh, bền vững các cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô phù hợp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh các địa phương trên tuyến biên giới.

b) Phát triển công nghiệp, thương mại khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia trên cơ sở phát huy hữu nghị láng giềng, hợp tác cùng phát triển, đảm bảo ổn định lâu dài.

c) Phát triển công nghiệp, thương mại gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đưa công nghiệp, thương mại tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia phát triển mạnh mẽ, làm động lực phát triển kinh tế của các địa phương với cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng hợp lý, phát huy cao độ các lợi thế về tài nguyên và thương mại.

2.2. Mục tiêu cụ thể

a) Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011- 2020 về giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 15% - 16%/năm, trong đó giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 14,5% - 15,5%/năm.

b) Tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giai đoạn 2011 - 2020 đạt khoảng 20% - 21%/năm; trong đó giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 19% - 20%. Tốc độ tăng trưởng bình quân xuất nhập khẩu biên mậu đạt khoảng 19,5% - 20,5%/năm.

3. Định hướng phát triển

3.1 Ngành công nghiệp

a) Tập trung phát triển các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế về nguồn nguyên liệu như: công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản. Đồng thời tiếp tục phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nhằm tạo công ăn việc làm, giải quyết các vấn đề xã hội và phục vụ du lịch.

b) Tăng cường mối liên kết giữa các địa phương trên tuyến, các địa phương thuộc vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long để phát triển một số dự án quy mô lớn, kết hợp với kêu gọi đầu tư vào các dự án chế biến sâu, hạn chế xuất khẩu thô nguyên liệu, nâng cao giá trị tăng thêm và gắn sản xuất công nghiệp với sản xuất nguyên liệu.

c) Phát triển các khu, cụm công nghiệp nhằm tạo quỹ đất phục vụ thu hút đầu tư phát triển công nghiệp.

3.2. Ngành thương mại

a) Định hướng phát triển hoạt động thương mại biên giới

- Khai thác tối đa các khả năng tiếp cận với thị trường Campuchia, kết hợp với hạn chế xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu thô, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến, đặc biệt là chế biến từ nông sản.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu, tập trung nguồn lực phát triển dịch vụ hỗ trợ nhằm thuận lợi hóa các hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới, trong đó tập trung vào các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu.

b) Định hướng phát triển thị trường hàng tiêu dùng

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ