Loading


Quyết định 647/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 647/QĐ-TTg
Ngày ban hành 18/05/2020
Ngày có hiệu lực 18/05/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Lĩnh vực Thương mại,Tài nguyên - Môi trường

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 647/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm

1. Hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển phải bảo đảm thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của quốc gia, dân tộc Việt Nam.

2. Chủ động và tích cực thúc đẩy hợp tác quốc tế để huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tri thức, kinh nghiệm và tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các nước, các tổ chức quốc tế và các đối tác phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế biển theo yêu cầu đề ra tại Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW.

3. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của nước ta trong Biển Đông trên cơ sở Luật Biển Việt Nam và luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

II. Mục tiêu

Thúc đẩy đồng bộ, trọng tâm, trọng điểm các hoạt động hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển nhằm huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tri thức, kinh nghiệm và tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các nước, các tổ chức quốc tế và các đối tác, góp phần thực hiện thành công các quan điểm, mục tiêu, chủ trương lớn, khâu đột phá và giải pháp chủ yếu được đề ra tại Nghị quyết số 36-NQ/TW; đóng góp tích cực và có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế về vấn đề biển và đại dương; nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

III. Nhiệm vụ về hợp tác quốc tế

1. Quản trị biển và đại dương, quản lý tổng hợp vùng bờ

- Định kỳ rà soát, đánh giá, các cơ chế, chính sách, pháp luật về biển, hải đảo phù hợp với chuẩn mực quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Tổ chức triển khai các cơ chế, chính sách, pháp luật về biển và hải đảo sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Thúc đẩy tham gia và hình thành các cơ chế hợp tác trong quản trị khu vực và toàn cầu đối với các hệ sinh thái biển lớn và bờ biển; quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển; lập, thực hiện quy hoạch không gian biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ, chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ.

- Xây dựng cơ chế hợp tác, chia sẻ thông tin, dữ liệu về sinh thái biển cấp độ khu vực và toàn cầu. Nghiên cứu và xây dựng mạng thông tin đa ứng dụng trên biển.

- Tăng cường năng lực cho hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo từ trung ương đến địa phương, bảo đảm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

2. Phát triển kinh tế biển, ven biển

a) Du lịch và dịch vụ biển

- Phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch cho các địa bàn trọng điểm, khu vực động lực phát triển du lịch ven biển, hải đảo. Hình thành các trung tâm du lịch ven biển lớn.

- Phát triển du lịch tàu biển và hệ thống cảng biển du lịch quốc tế, kết nối với các tuyến du lịch quốc tế; phát triển các tuyến du lịch ra các đảo, vùng biển xa bờ kết hợp với dịch vụ biển khác.

[...]
3