Loading


Quyết định 28/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 28/QĐ-TTg
Ngày ban hành 07/01/2020
Ngày có hiệu lực 07/01/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Trịnh Đình Dũng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM ĐIỀU TRA CƠ BẢN TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2030 với các nội dung sau:

1. Quan điểm chỉ đạo

a) Điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển là nhiệm vụ trọng tâm của Nhà nước phải được tập trung đẩy mạnh bảo đảm cung cấp thông tin, dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phục vụ công tác quản lý, phát triển kinh tế biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

b) Các dự án, đề án, nhiệm vụ điều tra cơ bản phải mang tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng, đa mục tiêu, có tính kế thừa, phát triển, gắn kết chặt chẽ với nghiên cứu khoa học và được Nhà nước quản lý thống nhất.

c) Cơ sở dữ liệu và thông tin kết quả điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phải bảo đảm kịp thời, đầy đủ, tin cậy, có tính định lượng cao và được số hóa, tích hợp, chia sẻ và cập nhật, khai thác, sử dụng chung.

d) Nhà nước bảo đảm nguồn lực, các điều kiện cần thiết, ưu tiên đầu tư ngân sách, bảo đảm tập trung, tránh dàn trải, phân tán. Đa dạng hóa nguồn đầu tư cho hoạt động điều tra cơ bản, kết hợp huy động các nguồn lực trong và ngoài nước.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phải đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế trong từng giai đoạn để đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh.

b) Các mục tiêu cụ thể

Đến năm 2030, tối thiểu 50% diện tích vùng biển và hải đảo Việt Nam được khảo sát, điều tra, phân tích, đánh giá về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ở tỷ lệ 1:500.000 và điều tra ở tỷ lệ lớn đối với một số khu vực trọng điểm, cụ thể như sau:

- Đảm bảo điều tra tổng hợp các yếu tố tự nhiên (khí tượng, hải văn, môi trường, các hệ sinh thái, động đất, sóng thần...) gắn với nghiên cứu khoa học nhằm nắm vững các quy luật tự nhiên phục vụ khai thác, sử dụng có hiệu quả các giá trị, tiềm năng của biển, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

- Hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồ địa chất, khoáng sản biển, tai biến địa chất, địa chất môi trường vùng biển ven bờ đến 300m nước ở tỷ lệ 1:100.000; điều tra ở tỷ lệ 1:500.000 một số vùng biển sâu, vùng biển quốc tế liền kề gắn với điều tra chi tiết một số khu vực có tiềm năng về khoáng sản biển (kết hạch sắt - mangan, khí hydrate, khí nông...).

- Hoàn thành công tác đo đạc thành lập bản đồ địa hình đáy biển, hải đồ tỷ lệ 1:50.000 vùng biển ven; thành lập bản đồ ở tỷ lệ lớn (1:25.000; 1:10.000; 1:5.000) một số khu vực trọng điểm phục vụ phát triển kinh kế và xây dựng các công trình quốc phòng, an ninh trên biển; hoàn thành công tác thành lập bản đồ tỷ lệ nhỏ 1:500.000, 1:250.000 vùng biển sâu, biển xa tạo cơ sở nền địa hình phục vụ điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường biển.

- Hoàn thành công tác điều tra, đánh giá, xác định trữ lượng, mức độ phân bố, biến động thành phần loài, điều kiện, đặc điểm môi trường sống các loại hải sản vùng biển ven bờ phục vụ hoạt động khai thác, sử dụng bền vững nguồn lợi hải sản, bảo tồn, gìn giữ các loài đặc hữu, quý hiếm; mở rộng điều tra, đánh giá đa dạng sinh học và dự báo tiềm năng nguồn lợi hải sản ở vùng biển sâu nhằm cung cấp thông tin khoa học cho việc điều chỉnh hoạt động nghề cá xa bờ, đề xuất ngư cụ khai thác phù hợp, có thể sử dụng ở vùng biển sâu và công nghệ khai thác đối với nghề cá ở vùng biển sâu.

- Hoàn thành việc điều tra, đánh giá có hiệu quả các loại tài nguyên mới (khí đá phiến sét, khí hydrate, tài nguyên vị thế, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sóng, thủy triều, sinh dược học biển và các nguồn tài nguyên khác).

- Thành lập được bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm và sức chịu tải của hệ sinh thái, tài nguyên, môi trường trên toàn vùng biển Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 và tỷ lệ lớn khu vực biển ven bờ đến độ sâu đến 100m nước; xác định các nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường biển do chất thải nhựa, vi nhựa, chất thải phóng xạ, các hợp chất ô nhiễm mới có nguồn gốc từ các hoạt động của con người; xác định khu vực biển thuận lợi cho hoạt động nhận chìm ở biển.

- Hoàn thành việc thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu số hóa về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, bảo đảm tính tích hợp, chia sẻ và cập nhật.

3. Phạm vi và thời hạn của Chương trình

a) Phạm vi của Chương trình: tập trung điều tra tổng hợp tài nguyên, môi trường ở tỷ lệ nhỏ tại các vùng biển sâu, biển xa và điều tra, đánh giá tiềm năng tài nguyên, hiện trạng, sức chịu tải môi trường ở tỷ lệ lớn đến trung bình ở một số khu vực trọng điểm ven biển phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

[...]
3