Loading


Quyết định 683/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 - 2020"

Số hiệu 683/QĐ-UBND
Ngày ban hành 04/04/2014
Ngày có hiệu lực 04/04/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Đoàn Văn Việt
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 683/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 04 tháng 04 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN "ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2014 - 2020"

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ Quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về dạy nghề;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020";

Căn cứ Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Liên Bộ Tài chính - Lao động TBXH hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" và Thông tư liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 9/8/2012 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Lao động TBXH sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BTC-BTTTT ngày 12/12/2012 của Liên Bộ Lao động TBXH - Bộ Nội vụ - Bộ Nông nghiệp và PTNT - Bộ Tài chính - Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020";

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 13/TT-LĐTBXH ngày 20/3/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 - 2020" với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

a) Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng chất lượng nguồn nhân lực, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới;

b) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đến năm 2020 có 100% cán bộ công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Trong giai đoạn 2004 - 2020, mỗi năm đào tạo nghề từ 7.000 - 10.000 lao động nông thôn, trong đó:

- 60% để phục vụ sản xuất nông nghiệp;

- 40% để chuyển đổi ngành nghề, cung ứng cho các khu công nghiệp, các ngành sản xuất phi nông nghiệp và cho xuất khẩu lao động;

- Đảm bảo ít nhất 80% người học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn trước khi học nghề.

b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh, vị trí làm việc đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho 500 - 700 lượt cán bộ, công chức xã mỗi năm.

II. ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN

1. Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.

2. Cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, chính quyền và công chức chuyên môn xã; cán bộ nguồn bsung thay thế cho cán bộ, công chức xã đến tuổi nghỉ công tác hoặc thiếu hụt do cơ học có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm 2015 và đến năm 2020.

III. CHÍNH SÁCH CỦA ĐỀ ÁN

1. Chính sách đối vi người học nghề

a) Lao động thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 3.000.000 đồng/người/khóa học.

Ngoài ra, được hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người và đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ