Loading


Quyết định 73/2003/QĐ-UB phê duyệt Đề án "Phát triển Giáo dục Mầm non từ nay đến 2005-2010" do tỉnh Quảng Bình ban hành

Số hiệu 73/2003/QĐ-UB
Ngày ban hành 25/12/2003
Ngày có hiệu lực 25/12/2003
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Trần Công Thuật
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 73/2003/QĐ-UB

Đồng Hới, ngày 25 tháng 12 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON TỪ NAY ĐẾN 2005-2010”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;

- Căn cứ Luật Giáo dục ngày 20 tháng 12 năm 1998;

- Căn cứ Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về “Một số chính sách phát triển Giáo dục Mầm non”;

- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo tại tờ trình số 1007/GD-ĐT ngày 26 tháng 11 năm 2003,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Phê duyệt Đề án “Phát triển giáo dục Mầm non từ nay đến 2005-2010” (Kèm theo quyết định này).

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc sở: Giáo dục-Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Giáo dục - Đào tạo;
- Ban thường vụ tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuy giáo Tỉnh ủy
- Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu VT, NC-VX.

TM.UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Công Thuật

 

LỜI MỞ ĐẦU

Sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm, Nghị quyết TW2 khóa VIII đã chỉ rõ: Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho Giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Đặc biệt là trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước, vai trò, vị trí của Giáo dục - Đào tạo càng được khẳng định.

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết TW2 khóa VIII về GD-ĐT ngành Giáo dục - Đào tạo Quảng Bình đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cùng với sự lớn mạnh của toàn ngành. Giáo dục Mầm non (GDMN) đã có những bước phát triển đáng kể về quy mô trường, lớp, cơ sở vật chất và đội ngũ, về huy động số lượng và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Sự phát triển của ngành học Mầm non trong thời gian qua đã góp phần quan trọng trong sự trưởng thành của Giáo dục - Đào tạo tỉnh nhà.

Tuy nhiên, so vời yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo thì hiện tại ngành mầm non vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.

Thực tế bức xúc nhất hiện nay của GDMN là mâu thuẫn gay gắt giữa vị trí, nhiệm vụ và mục tiêu GDMN cần đạt với điều kiện để GDMN thực hiện mục tiêu đó (điều kiện về đội ngũ, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị...) Mục tiêu GDMN được Luật Giáo dục quy định: “Ngành học mầm non là ngành học mở đầu, khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vị trí quan trọng là: Hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào bậc tiểu học”

Đề án phát triển GDMN từ nay đến 2010 là sự cụ thể hóa Chỉ thị 18/2001/CT-TTg, Quyết định 161/2002/QĐ-TTg về một số chính sách phát triển GDMN và Thông tư 05/TTLB-BGD-ĐT-BTC-BNV về hướng dẫn thực hiện Quyết định 161/TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn toàn tỉnh nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt đối với sự phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các trường lớp Mầm non. Đây cũng là điều kiện để ngành học mầm non khẳng định vị trí, tần quan trọng của mình trong hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời góp phần vào sự nghiệp “Trồng người” của GD-ĐT Quảng Bình.

CÁC CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Trong điều kiện nền khoa học kỹ thuật thế giới ngày càng phát triển, vấn đề sống còn của mỗi Quốc gia là đầu tư vào con người, cho con người để phát triển kinh tế, xã hội.

Nghị quyết TW2 khóa VIII đã khẳng định: “Muốn tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh GD-ĐT, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Kết luận Hội nghị TW 6 khóa IX về giáo dục ĐT đã xác định “Tăng cường đầu tư cho GD-ĐT đúng với yêu cầu quốc sách hàng đầu. Đổi mới cơ chế, chính sách nhằm huy động mọi nguồn lực có thể huy động được để phát triển giáo dục. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân là một giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục”.

Về Giáo dục Mầm non (GDMN), Nghị quyết TW2 khóa VIII đặt ra mục tiêu đến năm 2010 là: “Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình”; Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định: “Chăm lo phát triển GDMN, mở rộng hệ thống Nhà trẻ và trường, lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt là ở nông thôn và những vùng khó khăn”.

Luật giáo dục được Quốc hội thông qua đã nêu rõ: “Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân có nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi, giúp các em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố ban đầu của nhân cách, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1”.

Chiến lược phát triển giáo dục từ 2001-2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng đã được xác định: Giáo dục Mầm non cần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trước 6 tuổi, tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường, lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt ở nông thôn và những vùng khó khăn.

Thể chế hóa các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt mục tiêu GD-ĐT trong 10 năm tới là “Đến năm 2010, hầu hết trẻ em đều được chăm sóc, giáo dục bằng những hình thức thích hợp. Tăng tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi đến Nhà trẻ 12% hiện nay lên 15% vào năm 2005 và 18% vào năm 2010; Tăng tỷ lệ trẻ 3-5 tuổi đến lớp hiện nay 50% lên 58% vào năm 2005 và  67% và năm 2010, đặc biệt chú ý trẻ 5 tuổi đến năm 2010 cần đạt tỷ lệ huy động đến lớp mẫu giáo trên 95%, Giảm tỷ lệ SDD của trẻ trong các cơ sở GDMN xuống dưới 20% vào năm 2005, dưới 15% vào năm 2010”.

Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg ngày 27/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra một biện pháp cấp bách để xây dựng đội ngũ Nhà giáo của hệ thống Giáo dục Quốc dân, trong đó có GDMN.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ