Loading


Quyết định 79-QĐ/TW năm 2007 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Văn phòng Trung ương Đảng do Bộ Chính trị ban hành

Số hiệu 79-QĐ/TW
Ngày ban hành 21/08/2007
Ngày có hiệu lực 21/08/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Chính trị
Người ký Trương Tấn Sang
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ CHÍNH TRỊ
-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------

Số: 79-QĐ/TW

Hà Nội, ngày 21 tháng 8 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG

Căn cứ Điều lệ Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng;
Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá X;
Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, định hướng về đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội,

BỘ CHÍNH TRỊ QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Chức năng của Văn phòng Trung ương Đảng

Văn phòng Trung ương Đảng là cơ quan tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo của Đảng, phối hợp, điều hoà hoạt động của các cơ quan tham mưu của Trung ương Đảng; tham mưu về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, nội chính; tham mưu về nguyên tắc và chế độ quản lí tài chính, tài sản của Đảng, trực tiếp quản lí tài chính, tài sản của các cơ quan đảng Trung ương và bảo đảm hậu cần phục vụ hoạt động của Trung ương Đảng; đồng thời là một trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo.

Điều 2. Nhiệm vụ của Văn phòng Trung ương Đảng

1.Giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng, tổ chức thực hiện Quy chế làm việc và chương trình công tác, sơ kết, tổng kết và sửa đổi, bổ sung Quy chế nếu thấy cần thiết.

Là đầu mối phối hợp, điều hoà chương trình công tác của đồng chí Tổng Bí thư, đồng chí Thường trực Ban Bí thư và một số hoạt động của các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư để thực hiện Quy chế làm việc và chương trình công tác của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Tham gia tổ chức phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hội nghị do Bộ Chính trị, Ban Bí thư triệu tập; các cuộc làm việc của đồng chí Tổng Bí thư, đồng chí Thường trực Ban Bí thư.

Giúp Thường trực Ban Bí thư xử lí công việc hằng ngày của Đảng.

2- Tham mưu, tổng hợp và đề xuất ý kiến trong một số lĩnh vực công tác.

2.1- Về lĩnh vực kinh tế - xã hội :

Tham gia phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu, đề xuất một số chủ trương về cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội, về phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất theo yêu cầu và nhiệm vụ được giao; tham gia ý kiến với cơ quan nhà nước trong việc cụ thể hoá đường lối, chính sách của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, quyết định thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội.

2.2- Về lĩnh vực nội chính:

Tham gia phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu, đề xuất một số chủ trương, chính sách về an ninh quốc gia, về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nội chính tham gia giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo xử lí một số vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp (ngoài các vụ việc, vụ án tham nhũng) theo quy định.

Tham mưu, giúp việc cho Bộ phận Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương.

Phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu, đề xuất những quan điểm, định hướng trong công tác xây dựng pháp luật, trong một số dự án pháp luật, trọng tâm là những dự án thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội và nội chính.

3- Thẩm định các đề án thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội và một số đề án về lĩnh vực nội chính trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Các đề án thuộc lĩnh vực khác, tuỳ theo tính chất của đề án, Văn phòng Trung ương Đảng chủ động báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư để tổ chức nghiên cứu và phát biểu ý kiến bằng văn bản với Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Tham gia ý kiến với Ban Tổ chức Trung ương trong việc thẩm định nhân sự cán bộ thuộc khối kinh tế - xã hội - nội chính trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định tại điểm 2, Điều 8 Quy chế phân cấp quản lí cán bộ.

4- Chủ trì hoặc phối hợp tham gia xây dựng một số nghị quyết, chỉ thị và một số đề án do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao; tham gia cùng các cơ quan chủ đề án chỉnh lí các văn bản của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; trực tiếp biên tập những văn bản được Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.

Theo dõi, đôn đốc, thẩm tra việc chuẩn bị các đề án trình Trung ương về yêu cầu, phạm vi, quy trình, tiến độ chuẩn bị và thể thức văn bản của đề án.

5- Theo dõi, đánh giá, tổng hợp tình hình tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương ở các tỉnh uỷ, thành uỷ; đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư những vấn đề liên quan đến hoạt động của các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương; góp ý kiến với Ban Tổ chức Trung ương và phản ánh với Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tình hình nhân sự chủ chốt của các tỉnh uỷ, thành uỷ (bí thư, phó bí thư thường trực, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân) khi có yêu cầu; nắm tình hình hoạt động của các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, báo cáo với Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

6- Phối hợp với các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn và đảng uỷ trực thuộc Trung ương tham mưu, giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thục hiện nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng về kinh tế - xã hội, về công tác nội chính; kiểm tra việc thực hiện chủ trương, chế độ, nguyên tắc quản lí tài chính, tài sản của Đảng.

7- Tổ chức công tác thông tin phục vụ sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và các cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương. Theo dõi, đôn đốc các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn và các cấp uỷ đảng trực thuộc Trung ương thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định.

8- Tiếp nhận và xử lí đơn, thư gửi đến Trung ương; kiến nghị với Ban Bí thư xử lí đơn, thư; theo dõi đôn đốc việc giải quyết một số đơn, thư được Ban Bí thư giao. Phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước tổ chức công tác tiếp dân.

9- Tiếp nhận, phát hành và quản lí các tài liệu, văn kiện của Trung ương; thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chế độ bảo vệ bí mật của Đảng và Nhà nước trong hệ thống văn phòng cấp uỷ.

10- Quản lí tập trung, thống nhất Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam; trực tiếp quản lí Kho Lưu trữ của Trung ương Đảng; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ trong các cơ quan đảng và tổ chức chính trị - xã hội.

[...]
2