Loading


Quyết định 798/QĐ-BGDĐT năm 2014 phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác pháp chế ngành giáo dục giai đoạn 2014 - 2016” do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 798/QĐ-BGDĐT
Ngày ban hành 10/03/2014
Ngày có hiệu lực 10/03/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Phạm Mạnh Hùng
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý,Bộ máy hành chính,Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 798/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC PHÁP CHẾ NGÀNH GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2014 - 2016”

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác pháp chế ngành giáo dục giai đoạn 2014 - 2016” với những nội dung chủ yếu như sau:

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

a) Nâng cao năng lực tổ chức pháp chế ngành giáo dục về tổ chức bộ máy và nhân lực. Xây dựng tổ chức pháp chế ngành giáo dục theo mô hình thống nhất được quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế (Nghị định số 55), tạo cơ sở pháp lý trong việc bố trí nguồn nhân lực, các điều kiện bảo đảm tổ chức triển khai đồng bộ công tác pháp chế trong ngành giáo dục; tạo sự chuyển biến cơ bản trong tổ chức và hoạt động của tổ chức pháp chế ngành giáo dục, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục;

b) Hoàn thiện, nâng cao kiến thức về pháp luật; kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế theo quy định tại Nghị định số 55; đồng thời bổ sung kiến thức chuyên sâu, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên làm công tác pháp chế trong ngành giáo dục.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và kiện toàn về tổ chức pháp chế đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục bằng pháp luật, bảo đảm tính thống nhất, minh bạch, kỷ cương;

b) Hoàn thiện về tổ chức của Vụ Pháp chế Bộ Giáo dục và Đào tạo để triển khai tốt các nhiệm vụ được giao theo quy định tại Nghị định số 55 và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính (Nghị định số 48);

c) Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức pháp chế các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học để đáp ứng yêu cầu sau một (01) năm phải được đào tạo về pháp luật và bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ về công tác pháp chế; sau năm (05) năm phải có trình độ cử nhân Luật (đối với cán bộ, công chức chưa có bằng cử nhân Luật) và đáp ứng yêu cầu trình độ, yêu cầu chuyên sâu cao trong một số lĩnh vực pháp luật cụ thể; thường xuyên cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên sâu, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ liên quan cho người làm công tác pháp chế ngành giáo dục;

d) Xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ công tác pháp chế cho cán bộ làm công tác pháp chế ngành giáo dục theo hướng cung cấp các kỹ năng cần thiết trong các hoạt động về công tác xây dựng pháp luật; công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật;

đ) Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác pháp chế ngành giáo dục.

II. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

1. Hoàn thiện khung pháp lý quy định về công tác pháp chế ngành giáo dục và nghiên cứu đề xuất mô hình hoạt động tổ chức pháp chế ngành giáo dục

a) Nghiên cứu xây dựng hệ thống văn bản quy định về công tác pháp chế ngành giáo dục; tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức trực tiếp triển khai thực hiện nhiệm vụ, nâng cao chất lượng hoạt động công tác pháp chế và đưa hoạt động công tác pháp chế ngành giáo dục vào nề nếp;

b) Xây dựng phương án, mô hình tổ chức pháp chế tại Vụ Pháp chế Bộ, các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học, các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ. Trên cơ sở đó, đề xuất việc kiện toàn đối với từng loại hình tổ chức, bao gồm cả việc định hướng thành lập mới ở những đơn vị có tổ chức pháp chế mà chưa thành lập;

c) Nghiên cứu đề xuất kiện toàn mô hình tổ chức, bộ máy của Vụ Pháp chế Bộ để bảo đảm thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 55 và Nghị định số 48. Thực hiện phân loại xếp nhóm và xác định mối quan hệ giữa các nhiệm vụ; định biên, mô tả vị trí làm việc của cán bộ, công chức trong Vụ;

d) Nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức pháp chế tại các sở giáo dục và đào tạo, trên cơ sở đó xác định yêu cầu kiện toàn hoặc thành lập mới tổ chức pháp chế nhằm đáp ứng yêu cầu quy định tại Nghị định số 55 (bao gồm tiêu chí thành lập; mô hình tổ chức bên trong, mô tả vị trí làm việc làm cơ sở định biên người làm công tác pháp chế);

đ) Nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức pháp chế tại các cơ sở giáo dục đại học, lựa chọn và xác định mô hình thích hợp để thực hiện trong đơn vị (có tổ chức pháp chế thuộc đơn vị, hoặc lồng ghép nhiệm vụ pháp chế với một đơn vị hiện có, hoặc bố trí người làm công tác pháp chế);

e) Nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức pháp chế giáo dục tại các doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ đáp ứng yêu cầu quy định tại Nghị định số 55.

2. Khảo sát đánh giá tình hình tổ chức bộ máy và người làm công tác pháp chế của ngành giáo dục

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ