Loading


Quyết định 984/QĐ-BNN-CN năm 2014 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 984/QĐ-BNN-CN
Ngày ban hành 09/05/2014
Ngày có hiệu lực 09/05/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Cao Đức Phát
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 984/QĐ-BNN-CN

Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TÁI CƠ CẤU NGÀNH CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG”

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng phát triển bền vững;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chủ yếu sau;

I. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM

1. Mục tiêu

Phát huy lợi thế về khả năng sản xuất một số loại vật nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh giá trị gia tăng; phát triển bền vững góp phần đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.

2. Quan điểm phát triển

- Tái cơ cấu ngành chăn nuôi phải dựa trên quan điểm tái cơ cấu tổng thể ngành nông nghiệp, phù hợp với quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020.

- Chú trọng phát triển những sản phẩm có tiềm năng và lợi thế theo hướng tăng nhanh năng suất và hiệu quả để tăng sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu; gắn với bảo vệ môi trường.

- Thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo cơ chế thị trường, tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị thông qua việc liên kết sản xuất, đảm bảo các mục tiêu cơ bản về phúc lợi cho người chăn nuôi và người tiêu dùng.

II. NỘI DUNG TÁI CƠ CẤU

1. Tái cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi theo vùng

Chuyển dịch dần chăn nuôi trang trại từ vùng mật độ dân số cao (đồng bằng) đến nơi mật độ dân số thấp (trung du, miền núi); hình thành các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, xa thành phố, khu dân cư. Trong từng địa phương hình thành các vùng, xã chăn nuôi trọng điểm (có thể là xã, liên xã, huyện, liên huyện) theo quy hoạch và các sản phẩm chăn nuôi chủ lực để tập trung đầu tư.

a) Chăn nuôi lợn

- Giảm đàn lợn ở vùng Đồng bằng sông Hồng từ 25,74% năm 2013 xuống 15% năm 2020; vùng Đông Nam bộ từ 10,51% xuống 5%.

- Tăng đàn lợn ở vùng Trung du miền núi phía Bắc từ 24,1% năm 2013 lên 30% năm 2020, Bắc trung bộ từ 19,38% lên 24% và Tây Nguyên từ 6,58% lên 15%.

b) Chăn nuôi gia cầm

- Chăn nuôi gà: Trước mắt, duy trì cơ cấu và quy mô đàn tại vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc, Bắc trung bộ, Đồng bằng sông Cửu Long; sau đó mở rộng sang vùng Tây Nguyên (hiện nay đàn gà ở Tây Nguyên chiếm 5,5%, đến năm 2020 tăng lên 20%).

- Chăn nuôi vịt: Trước mắt, duy trì ở vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long; sau đó mở rộng sang vùng Trung du miền núi phía Bắc từ 9,48% (năm 2013) lên 15% năm 2020 và vùng Duyên hải miền Trung từ 23,3% lên 31%.

c) Chăn nuôi bò:

- Bò thịt: Phát triển ở các vùng Duyên hải miền Trung và Trung du miền núi phía Bắc.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ