Loading


Thông báo 139/TB-VPCP năm 2021 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc làm việc về tình hình, kết quả công việc của Bộ Xây dựng, những nội dung cấp bách cần giải quyết và kiến nghị, đề xuất do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 139/TB-VPCP
Ngày ban hành 31/05/2021
Ngày có hiệu lực 31/05/2021
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Nguyễn Cao Lục
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 139/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2021

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHẠM MINH CHÍNH TẠI CUỘC LÀM VIỆC VỀ TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ CÔNG VIỆC CỦA BỘ XÂY DỰNG, NHỮNG NỘI DUNG CẤP BÁCH CẦN GIẢI QUYẾT VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT.

Sáng ngày 18 tháng 5 năm 2021, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc làm việc về tình hình, kết quả công việc của Bộ Xây dựng, những nội dung cấp bách cần giải quyết và kiến nghị, đề xuất. Tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Lê Văn Thành; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị; các đồng chí Thứ trưởng Bộ Xây dựng và đại diện các đơn vị chức năng của Bộ Xây dựng, Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Xây dựng báo cáo, ý kiến thảo luận của các đồng chí dự họp và phát biểu của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận như sau:

Biểu dương Bộ Xây dựng đã có báo cáo đầy đủ, khá toàn diện về các kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới.

1. Về các kết quả đạt được

- Bộ Xây dựng đã kế thừa những thành quả và phát huy truyền thống của ngành Xây dựng trong nhiều thập kỷ qua, là ngành có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong giai đoạn nhiệm kỳ Đại hội Đảng khóa XII và nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, các thành tích của Bộ Xây dựng đã được Đảng, Nhà nước đánh giá, ghi nhận. Bộ Xây dựng đã coi trọng và tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, tích cực góp phần hoàn thiện xây dựng nhà nước pháp quyền, phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển đất nước. Trong các năm qua, ngành Xây dựng đã thể hiện được tầm vóc lớn mạnh, các cán bộ, kỹ sư và công nhân Việt Nam đã khẳng định sự thành công đối với các công trình lớn tầm quốc tế từ khâu thiết kế đến tổ chức thi công, sản xuất vật liệu xây dựng đa dạng, cao cấp cung ứng trong nước và xuất khẩu.

- Về quản lý quy hoạch kiến trúc có nhiều cố gắng, đã làm tốt thời gian vừa qua, cần tiếp tục phát huy hơn nữa.

- Về quản lý phát triển đô thị đã tập trung thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch đạt kết quả tích cực; chất lượng đô thị được nâng cao, hệ thống đô thị phát triển, hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội đã được quan tâm, coi trọng, đầu tư phát triển. Đô thị đã trở thành động lực và góp phần quan trọng phát triển kinh tế-xã hội;

- Quản lý hoạt động xây dựng được quan tâm, nâng cao chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp.

- Về phát triển nhà ở, trong nhiều năm qua đạt được kết quả tương đối khả quan, nhất là trong thời gian gần đây.

Các nguyên nhân cơ bản để có thành tích nêu trên, đó là:

- Ngành Xây dựng đã nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất, nỗ lực trong toàn ngành của cán bộ, công chức, viên chức người lao động; nhất là sự tâm huyết, trách nhiệm, đoàn kết của các thế hệ, thế hệ sau kế thừa các thế hệ trước để phát huy có hiệu quả.

- Bộ Xây dựng đã chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn hiệu quả.

- Bộ Xây dựng là Bộ quản lý đa ngành đa lĩnh vực, đã thực hiện phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ngành các địa phương để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Về phân cấp quản lý nhà nước và cải cách thủ tục hành chính là một điểm mạnh của Bộ Xây dựng trong thời gian qua, thời gian tới cần làm mạnh hơn, tiếp tục phân cấp nhiều hơn cho địa phương.

2. Về hạn chế, tồn tại

Thống nhất với Báo cáo của Bộ Xây dựng về hạn chế, tồn tại. Trong đó, lưu ý thể chế và cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập, cần có đổi mới hơn nữa để hoàn thiện công cụ quản lý hiệu quả hơn. Cần đổi mới tư duy phân cấp trong xây dựng thể chế và cơ chế chính sách, cụ thể:

- Công tác quy hoạch cũng đạt được một số kết quả, nhưng để thành một chủ trương lớn về đổi mới tư tưởng quy hoạch, xây dựng theo quy hoạch hiệu quả, cần nâng cao nhận thức, tập trung xây dựng thể chế cho quy hoạch, cụ thể hóa và phải có quy hoạch xứng tầm với phát triển của nền kinh tế, văn hóa và trình độ năng lực của đất nước, phù hợp với xu thế và tư tưởng quy hoạch của thời đại. Tư tưởng quy hoạch phải là tư tưởng lớn và có tầm nhìn dài hạn, phải khắc phục được những nhược điểm trước mắt, trong đó có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhà ở,…tại đô thị và nông thôn.

- Về phát triển đô thị và quản lý phát triển đô thị đã có nhiều đổi mới tích cực, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, cần thực hiện bài bản và đúng tầm hơn. Phát triển đô thị phải dựa trên nền tảng của xã hội và tự nhiên, đáp ứng nhu cầu xã hội và xu thế phát triển của thế giới. Phát triển đô thị phải hoàn chỉnh, đồng bộ, hiện đại, xanh, sinh thái, văn minh, an toàn, hướng đến đô thị thông minh, thích ứng và chống chịu biến đổi khí hậu.

- Công tác thanh tra kiểm tra giám sát trong quản lý xây dựng cần thực hiện bài bản hơn, tập trung những việc lớn, còn lại phân cấp cho thanh tra chuyên ngành cấp tỉnh để thực hiện và phân cấp tiếp cho thanh tra chuyên ngành cấp huyện. Bộ Xây dựng tập trung xây dựng thể chế, chính sách cụ thể về phân cấp thanh tra nêu trên.

- Thị trường bất động sản chưa thật sự được kiểm soát, chưa gắn với chiến lược phát triển nhà ở một cách hài hòa, hợp lý; chưa quan tâm đúng mức phân khúc nhà ở của người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế. Phải có chuyển động mới, tư duy mới để phát triển nhà ở, đẩy mạnh quan tâm nhà ở của người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế. Phải có chính sách, thể chế để giải phóng nguồn lực rất lớn từ các khu chung cư cũ,…đồng thời với nâng cao nhận thức và hành động của các cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

- Quản lý đô thị ở các địa phương còn bất cập, trình tự thủ tục hành chính còn nhiều, cản trở phát triển, vừa qua đã có nhiều thay đổi nhưng còn lúng túng, khó khăn; cần phải tăng cường, nâng cao năng lực quản lý, trước hết là phải chuyển đổi tư duy, nhận thức để chuyển đổi hành động và thực hiện.

- Hệ thống hạ tầng đã được quan tâm tập trung đầu tư; tuy nhiên, còn nhiều lĩnh vực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị hiện đại như: hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị, rác thải đô thị, khu công nghiệp.

3. Về nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới

a) Cơ bản thống nhất với Bộ Xây dựng về 10 nhiệm vụ, giải pháp, trong đó tập trung chỉ đạo 3 nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên trong thời gian tới là:

- Tiếp tục rà soát việc xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật để tăng cường công tác quản lý nhà nước đồng thời tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng, phân cấp mạnh hơn nữa cho địa phương.

- Tập trung cho công tác quản lý phát triển đô thị.

- Đẩy mạnh công tác quản lý phát triển nhà ở, thị trường bất động sản; nhất là tập trung phát triển nhà ở xã hội, nhà cho phân khúc thu nhập thấp, thu nhập trung bình. Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp để thực hiện cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, tăng cường quản lý đảm bảo thị trường bất động sản phát triển ổn định, bền vững.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ