Loading


Thông báo 224/TB-VPCP năm 2013 kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 224/TB-VPCP
Ngày ban hành 01/07/2013
Ngày có hiệu lực 01/07/2013
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Nguyễn Hữu Vũ
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 224/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2013

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG HOÀNG TRUNG HẢI TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO NHÀ NƯỚC VỀ KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2011-2020

Ngày 18 tháng 6 năm 2013, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước v Kế hoạch bảo vệ và phát trin rừng giai đoạn 2011-2020 đã chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát trin rừng 6 tháng đầu năm và bàn các biện pháp thực hiện 6 tháng cuối năm 2013, chuẩn bị kế hoạch giai đoạn 2014-2015 và kiểm điểm thực hiện nhiệm vụ của Ban chỉ đạo. Tham dự cuộc họp có các đồng chí Thành viên Ban chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 (Ban chỉ đạo). Sau khi nghe lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo; ý kiến của các Thành viên Ban chỉ đạo, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kết luận như sau:

I. VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Từ đầu năm đến nay, các Bộ, ngành, chính quyền địa phương đã có nhiều cố gắng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 6 tháng đầu năm 2013; đã huy động được các tầng lp nhân dân, thu hút các thành phần kinh tế, các tổ chức tham gia thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng nhằm đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cụ thể như sau:

- Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng có nhiều chuyển biến: phát hiện 155 vụ vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng với diện tích rừng bị thiệt hại do cháy là 721,79 ha; phá rừng trái pháp luật giảm hơn so với cùng kỳ năm trước, đến 13 tháng 6 năm 2013 có 903 vụ, với diện tích rừng bị phá là 397,25 ha; công tác khoán bảo vệ rừng đã được các tỉnh chủ động triển khai sớm và đặc biệt là đã huy động được các nguồn vốn để triển khai nhiệm vụ, đến nay khoán bảo vệ rừng được hơn 3.407.001 ha, đạt gần 220 % kế hoạch năm; khoanh nuôi tái sinh: 355.790 ha, đạt 107% kế hoạch; trồng rừng tập trung 51.217 ha, đạt 23% kế hoạch; trồng 19.488 ngàn cây phân tán, đạt 40 % kế hoạch; chăm sóc rừng 255.030 ha, bằng 91% kế hoạch năm.

- Về khai thác chế biến lâm sản: khai thác được 1,03 triệu m3 gỗ rừng trồng và 79.809 m3 gỗ rừng tự nhiên; giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản tăng nhanh, tng kim ngạch (tính đến 22/5/2013) ước đạt 2,145 triệu USD; nhập khẩu gỗ và sản phẩm ước đạt 564 triệu USD.

- Về thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR): đến nay, 36 tỉnh có nguồn thu từ DVMTR, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Trung ương đã thu hơn 277 tỷ đồng, đạt 38,7% kế hoạch năm.

Tuy vậy, việc thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2012 vẫn còn một số tồn tại chủ yếu như sau:

Việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 còn chậm, trong đó có việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 và hướng dẫn thực hiện một số Điều Quyết đnh số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phvề chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng chưa kịp thời, dẫn đến tình trạng định mức trồng rừng, bảo vệ rừng thấp, chưa hấp dẫn thu hút công tác này; việc cân đối, bố trí nguồn vốn để thực hiện các chính sách trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng chưa đáp ứng được yêu cầu; phân cấp công tác kế hoạch cho các địa phương chưa được chú trọng, một số địa phương bố trí, sử dụng vốn được giao kế hoạch năm 2013 chưa tập trung cho nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch là trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng, bố trí nhiều vốn đầu tư xây dựng cơ shạ tầng; việc thm định nguồn vốn và tổng mức vốn đối với các dự án bảo vệ và phát triển rừng nảy sinh nhiều bất cập về thủ tục hành chính, mất nhiều thời gian.

II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI

Đ hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch năm 2013, chuẩn bị thực hiện kế hoạch năm 2014 và những năm tiếp theo, yêu cầu các Bộ, ngành địa phương khẩn trương thực hiện những nhiệm vụ sau:

1. Đối với các Bộ, ngành Trung ương:

a) Tập trung giải quyết tốt nhiệm vụ sau:

- Đôn đốc, chỉ đạo các địa phương làm tốt công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi chặt phá rừng trái pháp luật, đặc biệt là tại khu vực Tây Nguyên, Nam Trung bộ và một số tỉnh Trung du miền núi phía Bắc;

- Tập trung nâng cao chất lượng c3 loại rừng đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xut, bảo đảm đa dạng sinh học;

- Tiếp tục triển khai trồng rừng tập trung với diện tích khoảng 150.500 ha, trong đó: 19.500 ha rừng đặc dụng, phòng hộ: 131.000 ha rừng sản xuất;

- Lập và triển khai kế hoạch trung hạn 2014 - 2015 trước 31 tháng 10 năm 2013;

- Hoàn thiện các cơ chế, chính sách có liên quan đến Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, gồm: sửa đổi, bổ sung Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010; hướng dẫn thực hiện Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012;

- Hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: đã được Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, ngành tại Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2011 và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian qua.

- Phân công thành viên Ban chỉ đạo đi kiểm tra, giám sát các địa phương thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

b) Một số nhiệm vụ cụ thể

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành đôn đốc, chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi chặt phá rừng trái pháp luật; cố gắng phấn đấu thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2013, nâng cao cht lượng cả 3 loại rừng đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất, bảo đảm đa dạng sinh học;

+ Chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm, phối hợp với các địa phương, tập trung xử lý dứt điểm các cơ sở chế biến đang tồn tại ở trong và bìa rừng;

+ Hoàn chỉnh các Đán, dự án: quản lý khai thác rừng sản xuất là rừng tự nhiên; nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động kiểm lâm giai đoạn 2012 - 2015; Tổ chức quản lý bảo vệ và phát triển rừng Tây Nguyên; trồng rừng chắn sóng, bảo vệ đê biển, chống xâm thực ven biển; xây dựng công viên động vật hoang dã quốc gia tại Ninh Bình; xây dựng phát triển mạng lưới chế biến, thương mại lâm sản; trồng, bảo vệ rừng phòng hộ các lưu vực sông; nâng cao năng suất rừng trồng và làm giàu rừng tự nhiên; Riêng đề án nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động kiểm lâm giai đoạn 2012 - 2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương hoàn thiện theo nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 363/TB-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2012, báo cáo Ban chỉ đạo thống nhất phương án có nên thành lập Cảnh sát rừng hay không, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định;

+ Triển khai Dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc theo Quyết định 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ;

+ Chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương việc thực hiện trồng bù rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác không phải lâm nghiệp;

[...]
1