Loading


Thông báo 4034/TB-BNN-VP ý kiến kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại buổi làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 4034/TB-BNN-VP
Ngày ban hành 20/08/2012
Ngày có hiệu lực 20/08/2012
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Nguyễn Văn Việt
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4034/TB-BNN-VP

Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2012

 

THÔNG BÁO

Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA BỘ TRƯỞNG CAO ĐỨC PHÁT TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

Ngày 10 tháng 8 năm 2012, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang. Cùng dự buổi làm việc có các đồng chí: Bí thư và Phó Bí thư tỉnh ủy; đồng chí Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; các đồng chí lãnh đạo các Sở, Ban, ngành của tỉnh Hà Giang, về phía Bộ Nông nghiệp và PTNT có đại diện Lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn; các Vụ: Kế hoạch, Pháp chế; Văn phòng Bộ, Báo Nông nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở báo cáo, kiến nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu dự họp, Bộ trưởng Cao Đức Phát có ý kiến kết luận như sau:

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã có sự quan tâm thường xuyên và liên tục đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn. Vì vậy, trong thời gian qua nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh liên tục có những bước phát triển, ổn định và đạt kết quả khá cao (năm 2011 tăng 5,45%); trong nông nghiệp hình thành rõ nét hơn về các mặt hàng có tính chất hàng hóa sản xuất tập trung, năng suất, chất lượng ngày càng cao; việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được thực hiện nghiêm túc theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương, đặc biệt là trong cách triển khai thực hiện, có cơ chế, chính sách sáng tạo, phù hợp với các điều kiện cụ thể, đặc thù trên địa bàn tỉnh. Tất cả những nỗ lực đó đã góp phần quan trọng trong việc giữ vững ổn định về chính trị-xã hội, thúc đẩy kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

2. Bộ nhất trí cao với chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ để phát triển nông nghiệp, nông thôn mà Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã xác định, lấy đó làm nhiệm vụ để các cơ quan chức năng của Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của tỉnh, trong đó có việc huy động nguồn lực cũng như hỗ trợ về các mặt để cùng nhau tổ chức triển khai thực hiện.

Về một số góp ý cụ thể về phương hướng để tiếp tục thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh cụ th:

2.1. Về nông nghiệp:

a) Để phát triển nông nghiệp bền vững, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người dân, Bộ đang chỉ đạo xây dựng Đán tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, trong đó có việc rà soát trên phạm vi cả nước các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của từng địa phương. Đnghị tỉnh tổ chức rà soát, xác định rõ loại cây trồng, vật nuôi chủ lực, là lợi thế của tỉnh để tập trung chỉ đạo phát triển như: cây chè, cam, bò của người Mông, cây lâm nghiệp, lúa, ngô, đỗ tương.

b) Bộ nhất trí với tỉnh trong việc tiếp tục đẩy mạnh thâm canh loại cây trồng, vật nuôi chủ lực, cần tập trung đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ của khoa học, kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và tăng giá trị gia tăng. Để đạt được mục tiêu trên tỉnh cần tập trung vào giải quyết 2 vấn đề sau:

- Về điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi: Tỉnh cần tập trung chỉ đạo phát triển các loại cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người dân; rà soát lựa chọn ra các khâu then chốt trong quy trình sản xuất của từng cây, con cần tập trung chỉ đạo để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả.

- Về rà soát điều chỉnh cơ cấu đầu tư: Đề nghị tỉnh tạo điều kiện thu hút đầu tư của tư nhân và hợp tác với tư nhân, ngân sách nhà nước tập trung cao hơn trong việc hỗ trợ áp dụng khoa học công nghệ cho khâu giống, thú y, bảo vệ thực vật.

c) Nhất trí với tỉnh trong việc tiếp tục rà soát, điều chỉnh khâu tổ chức sản xuất: Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai việc tổng kết thực hiện Nghị quyết "28” về sắp xếp, đổi mới nông lâm trường quốc doanh, đề nghị tỉnh phối hợp. Đồng thời đề nghị tỉnh tiếp tục nghiên cứu, có cách tiếp cận, giải pháp hợp lý để phát triển kinh tế tập thể, khuyến khích kinh tế tư nhân.

2.2. Về xây dựng nông thôn mới:

- Tỉnh cần tập trung chỉ đạo sớm hoàn thành khâu quy hoạch để làm rõ hướng phát triển cho từng thôn, từng xã, đồng thời lựa chọn các nội dung ưu tiên để thực hiện.

- Bộ nhất trí với cách triển khai xây dựng quy hoạch nông thôn mới của tỉnh theo hướng đánh giá từ dưới lên, lập quy hoạch từ thôn lên, phát huy sự sáng tạo, cách làm hay từ cấp ủy, lãnh đạo và nhân dân các cấp xã, thôn.

- Bộ cũng nhất trí cao với tỉnh trong việc tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong Đảng, trong nhân dân đối với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; lựa chọn các nội dung ưu tiên và có các cơ chế, chính sách phù hợp để triển khai thực hiện. Đồng thời gắn Chương trình đào tạo nghề cho nông dân theo Quyết định "1956” của Thủ tướng Chính phủ với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

3. Về các kiến nghị của tỉnh:

3.1. Về trồng trọt:

- Giao Viện nghiên cứu Rau quả - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam chủ trì:

+ Xây dựng Đề tài nghiên cứu, phục hồi và phát triển cam sành Hà Giang, thực hiện theo cơ chế đặt hàng.

+ Xây dựng Đề tài nghiên cứu phát triển cây ăn quả ôn đới ở 4 huyện vùng cao i đá phía Bắc tỉnh Hà Giang.

- Bộ nhất trí cao với chủ trương của tỉnh trong việc xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh để bảo tồn, nhân giống, phát triển các loại rau hoa trái vụ, cây dược liệu. Tuy nhiên, để thực hiện thành công chủ trương này, đề nghị tỉnh nghiên cứu, có các cơ chế chính sách để tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp và cá nhân có vốn đầu tư vào lĩnh vực này. Mặt khác, để khắc phục những tồn tại, khó khăn trong việc phát triển thủy lợi phục vụ nước tưới trong sản xuất trồng trọt, đề nghị tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan nghiên cứu để xác định lại cách tiếp cận công nghệ tưới mới, từ đó xây dựng quy hoạch, công nghệ thủy lợi phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh (tỉnh có thể tham khảo hệ thống tưới giọt ở đất nước I-xa-ren).

3.2. Về chăn nuôi:

Bộ nhất trí về nguyên tắc đối với đề nghị của tỉnh về việc hỗ trợ tỉnh xây dựng Trung tâm chuẩn đoán dịch bệnh gia súc, gia cầm thuộc Chi cục Thú y. Hiện Bộ đang giao Cục Thú y chủ trì triển khai thực hiện Đề án tăng cường năng lực ngành thú y, về cách làm cụ thể, Bộ sẽ tiếp tục xem xét để tỉnh chủ động hơn về vấn đề này.

3.3. Về lâm nghiệp:

- Bộ nhất trí với đề nghị của tỉnh về việc hỗ trợ tỉnh đầu tư tái tạo rừng trong Quỹ bảo vệ phát triển rừng của Trung ương. Giao Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Giang tổ chức Sơ kết Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng 4 huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang giai đoạn 2008-2015 để cùng có đề xuất, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Dự án.

- Bộ ghi nhận, giao Tổng cục Lâm nghiệp phi hợp với tỉnh nghiên cứu, có đxuất cụ thể về việc thành lập Vườn Quốc gia, tăng khả năng bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn gắn với du lịch Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn.

3.4. Về hoạt động khoa học:

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ