Loading


Thông báo 414/TB-VPCP năm 2014 kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011- 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 414/TB-VPCP
Ngày ban hành 14/10/2014
Ngày có hiệu lực 14/10/2014
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Nguyễn Cao Lục
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 414/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2014

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG HOÀNG TRUNG HẢI TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO NHÀ NƯỚC VỀ KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 TẠI CUỘC HỌP LẦN THỨ 7 CỦA BAN CHỈ ĐẠO

Ngày 06 tháng 10 năm 2014, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011- 2020 đã chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 09 tháng đầu năm 2014 và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Tham dự cuộc họp có các đồng chí Thành viên Ban chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 (Ban Chỉ đạo). Sau khi nghe lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo; ý kiến của các Thành viên Ban chỉ đạo, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kết luận như sau:

1. Tình hình thực hiện

Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan và chính quyền địa phương đã có nhiều cố gắng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế, các tổ chức đã tích cực tham gia thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Công tác bảo vệ và phát triển rừng đã đạt được một số kết quả, cụ thể như sau:

a) Kết quả thực hiện Kế hoạch bảo vệ và Phát triển rừng

- Về ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật: Các vụ vi phạm pháp luật giảm 10% so với cùng kỳ; diện tích rừng bị thiệt hại do phá rừng trái pháp luật giảm so với cùng kỳ năm 2013;

- Một số chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu: Khoán bảo vệ rừng được hơn 5 triệu ha rừng; triển khai trồng 151.100 ha rừng tập trung, đạt 73% kế hoạch năm; đã trồng được hơn 3.000 ha rừng thay thế diện tích rừng chuyển đổi sang mục đích khác, đạt 24,2% chi tiêu kế hoạch năm; khoanh nuôi tái sinh tự nhiên được 362 nghìn ha, đạt 104% kế hoạch; chăm sóc rừng 386 nghìn ha rừng mới trồng, đạt 129% kế hoạch;

- Khai thác, chế biến lâm sản: Đến hết tháng 9 năm 2014, cả nước đã khai thác được 7.480 nghìn m3 gỗ rừng trồng tập trung, đạt 83,1% kế hoạch năm; giá trị xuất khẩu sản phẩm và lâm sản đạt 4.344 triệu USD, đạt 76,2% kế hoạch năm;

- Chi trả dịch vụ môi trường rừng: Từ đầu năm 2014 đến nay, toàn quốc đã thu được 796,2 tỷ đồng đạt 69,23% kế hoạch, trong đó: Quỹ Trung ương thu hơn 634,8 tỷ đồng, đạt hơn 70,5% kế hoạch, các Quỹ tỉnh thu được gần 161,4 tỷ đồng đạt gần 64,56 % kế hoạch;

- Công tác kiểm tra, giám sát: Đã tổ chức 12 đoàn công tác kiểm tra việc phòng chống cháy rừng và công tác trồng rừng tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Nam bộ và Tây Nguyên; 02 đoàn kiểm tra tình hình thực hiện trồng rừng thay thế tại một số tỉnh Tây Nguyên, miền núi phía Bắc.

b) Một số tồn tại chủ yếu:

- Kết quả trồng rừng phòng hộ, đặc dụng đạt thấp, đặc biệt là chỉ tiêu trồng rừng phòng hộ, đặc dụng và trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển đổi sang mục đích khác;

- Kết quả khoán bảo vệ rừng tại các huyện nghèo đạt rất thấp (53,8% so với kế hoạch và bằng 38,9% so với cùng kỳ năm 2013);

- Tình hình phòng cháy, chữa cháy rừng còn diễn ra khá phức tạp, trong 9 tháng đầu năm, đã phát hiện 474 vụ vi phạm các quy định về phòng chống cháy rừng; diện tích rừng thiệt hại do cháy tăng hơn so với cùng kỳ năm trước.

2. Nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới

a) Tập trung phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2014.

b) Triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp, trong đó tập trung ưu tiên 04 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất; nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp; phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ.

c) Chỉ đạo thực hiện nghiêm việc trồng rừng thay thế diện tích rừng khi chuyển sang sử dụng cho mục đích khác theo Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định khác có liên quan,

d) Làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi chặt phá rừng trái pháp luật, đặc biệt là tại khu vực Tây Nguyên, Nam Trung bộ; tăng cường năng lực, trang thiết bị cho công tác phòng chống cháy rừng.

đ) Lồng ghép Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng với các chương trình, dự án khác trên địa bàn, ưu tiên bố trí vốn cho các nhiệm vụ theo thứ tự: chăm sóc diện tích rừng đã trồng và khoanh nuôi tái sinh diện tích sắp thành rừng; hỗ trợ khoán bảo vệ rừng đối với các huyện thuộc chương trình 30a; tập trung ưu tiên trồng mới rừng phòng hộ ven biển.

e) Tiếp tục triển khai Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để tăng nguồn, lực cho bảo vệ và phát triển rừng, khẩn trương hoàn thành công tác giải ngân để chi trả cho chủ rừng.

g) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, giá trị của rừng; thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, hưởng lợi từ rừng.

3. Nhiệm vụ cụ thể

a) Đối với các Bộ, ngành Trung ương:

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì:

+ Đôn đốc các địa phương thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án trồng rừng thay thế. Đặc biệt, hoàn thành việc trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang làm thủy điện trong năm 2015.

+ Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định về Chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách xóa đói, giảm nghèo và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, báo cáo tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ trong tháng 10 năm 2014; hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các đề án được giao, như các Đề án: Tăng cường quản lý khai thác chính gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014 - 2020; Bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2014 - 2020...

[...]
3