Loading


Thông báo 72/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về tình hình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp năm 2017; nhiệm vụ, giải pháp năm 2018 do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 72/TB-VPCP
Ngày ban hành 14/02/2018
Ngày có hiệu lực 14/02/2018
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Nguyễn Sỹ Hiệp
Lĩnh vực Doanh nghiệp

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 72/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2018

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG VƯƠNG ĐÌNH HUỆ TẠI CUỘC HỌP GIAO BAN BAN CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỀ TÌNH HÌNH SẮP XẾP, CỔ PHẦN HÓA, THOÁI VỐN, CƠ CẤU LẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NĂM 2017; NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP NĂM 2018

Ngày 31 tháng 01 năm 2018, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đã chủ trì cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp (Ban Chỉ đạo) về tình hình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp năm 2017; nhiệm vụ, giải pháp năm 2018. Tham dự cuộc họp có các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Tài chính, Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin truyền thông, Quốc phòng, Tư pháp, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Thống kê, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; lãnh đạo một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Sau khi nghe Thường trực Ban Chỉ đạo báo cáo tổng hợp tình hình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp năm 2017, nhiệm vụ, giải pháp năm 2018 và ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ kết luận như sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NĂM 2017

1. Năm 2017, trong bối cảnh vừa xây dựng, phê duyệt, vừa triển khai thực hiện kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn cho từng năm và cả giai đoạn 2017 - 2020, các văn bản pháp luật và thực tế triển khai công tác còn nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo và nỗ lực, cố gắng của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và phát triển doanh nghiệp đã đạt được kết quả tích cực, đáng khích lệ.

2. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo, trực tiếp chủ trì nhiều cuộc họp, ký ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, Nghị quyết Chính phủ chuyên đề, văn bản chỉ đạo điều hành quan trọng để hoàn thiện khung khổ pháp lý, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; cơ bản ban hành đầy đủ theo thẩm quyền các Nghị định Điều lệ, Đề án cơ cấu lại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các phương án sắp xếp tổng thể, danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, công ty nông, lâm nghiệp cho từng năm và cả giai đoạn 2016 - 2020 của cả nước, làm cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp triển khai thực hiện và tổ chức giám sát cho cả giai đoạn.

3. Trong năm, cả nước phê duyệt phương án cổ phần hóa của 69 doanh nghiệp nhà nước, tăng 25% so với thực hiện năm 2016, với tổng quy mô vốn nhà nước được xác định lại đạt 160.083 tỷ đồng, bằng 11,4% tổng số vốn nhà nước đang đầu tư tại các doanh nghiệp nhà nước cuối năm 2016, bằng 81,5% tổng giá trị phần vốn nhà nước ở các doanh nghiệp đã cổ phần hóa cả giai đoạn 2011-2015, gấp 6,34 lần so với tổng giá trị phần vốn nhà nước cổ phần hóa năm 2016. Thoái vốn tại các lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ theo hướng ngày càng công khai, minh bạch hơn, thu từ thoái vốn đạt 139.385 tỷ đồng, cao gấp 15,52 lần giá trị sổ sách; tổng thu từ cổ phần hóa, thoái vốn phải nộp về Ngân sách nhà nước theo Nghị quyết Quốc hội giao đạt gấp hơn 2,4 lần so với chỉ tiêu 60.000 tỷ đồng theo Nghị quyết Quốc hội giao, gần bằng 50% chỉ tiêu nộp Ngân sách của cả giai đoạn 2016 - 2020.

4. Số doanh nghiệp thành lập mới năm 2017 đạt kỷ lục, cao nhất từ trước đến nay, số doanh nghiệp giải thể phá sản giảm so với năm 2016; lần đầu tiên công bố bài bản, đầy đủ các chỉ tiêu phát triển và tình hình “sức khỏe” của các loại hình doanh nghiệp trong cả nước. Các doanh nghiệp sau cổ phần hóa hoạt động hiệu quả, đổi mới cơ bản về quản trị, thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế, thị trường chứng khoán, thị trường tài chính phát triển, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước năm 2017.

5. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, còn một số tồn tại, hạn chế cần được rút kinh nghiệm và xử lý trong thời gian tới. Một số Bộ, ngành, địa phương chưa hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn năm 2017 theo đúng phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản số 991/TTg-ĐMDN ngày 10 tháng 7 năm 2017, văn bản số 1232/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2017; việc ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật, văn bản tháo gỡ vướng mắc trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn còn chậm; tiến độ phê duyệt đề án cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định 707/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 thuộc thẩm quyền phê duyệt của các Bộ, ngành, địa phương chậm. Việc chuyển giao các doanh nghiệp sau cổ phần hóa về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán chưa được thực hiện nghiêm túc, quyết liệt tại một số Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước; cần có nỗ lực rất lớn trong thời gian tới mới có thể đạt được mục tiêu năm 2020 cả nước có 1.000.000 doanh nghiệp hoạt động như đề ra của Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ; 9/30 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chưa bổ nhiệm được một số chức danh chủ chốt; vẫn còn doanh nghiệp nhà nước sản xuất, kinh doanh hiệu quả thấp, thua lỗ, không tương xứng với nguồn lực nắm giữ; việc phê duyệt phương án sử dụng đất chậm.

II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU NĂM 2018

Năm 2018 là năm đặc biệt quan trọng trong kế hoạch giai đoạn 2017 - 2020, với số lượng doanh nghiệp sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn lớn, nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, việc xử lý tài chính, xác định giá trị doanh nghiệp phức tạp, mất nhiều thời gian. Vì vậy, để hoàn thành và vượt kế hoạch nhiệm vụ năm 2018 đề ra, yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm, khẩn trương, quyết liệt triển khai các nghị quyết của Chính phủ, các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, cụ thể như sau:

1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, về sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.

2. Hoàn thành cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước theo đúng kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (bao gồm cả các doanh nghiệp chưa hoàn thành kế hoạch năm 2017 chuyển sang); bảo đảm số thu về ngân sách nhà nước theo Nghị quyết của Quốc hội giao; kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, bất cập phát sinh trong triển khai thực hiện.

3. Hoàn thành việc phê duyệt đề án cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước theo thẩm quyền và quy định tại Quyết định số 707/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; triển khai, tạo bước chuyển mạnh mẽ đối với các Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Tiếp tục cơ cấu lại toàn diện doanh nghiệp nhà nước về tổ chức, nhân sự, chiến lược, quản trị, tài chính, công nghệ, sản phẩm, ngành nghề... để lành mạnh hóa tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động đối với từng doanh nghiệp.

5. Rà soát, xử lý dứt điểm tồn tại, yếu kém của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước; kiên quyết xử lý các doanh nghiệp thua lỗ, các dự án đầu tư không hiệu quả, hiệu quả thấp theo cơ chế thị trường và xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân liên quan.

6. Khẩn trương triển khai các công việc cần thiết để Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sớm đi vào hoạt động.

7. Các Bộ, cơ quan theo chức năng nhiệm vụ được giao:

a) Rà soát các luật có liên quan như Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Cán bộ, công chức, Luật Phá sản; Bộ luật Lao động và các văn bản pháp luật có liên quan để trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp trong tình hình mới.

b) Triển khai có kết quả Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về triển khai Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; Chương trình công tác năm 2018 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

c) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để ban hành đầy đủ và đúng tiến độ các cơ chế, chính sách và đề án về sắp xếp, đổi mới và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch năm 2018

8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a) Phối hợp với Ban Chỉ đạo, Tổng cục Thống kê họp báo công bố công khai Bộ chỉ số đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp năm 2016, 2017 trước ngày 15 tháng 02 năm 2018.

b) Khẩn trương trình Chính phủ: (1) Ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong Quý I năm 2018; (2) Nghị định thay thế Nghị định 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp trong tháng 01 năm 2018; (3) Nghị định về hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

9. Thường trực Ban Chỉ đạo phối hợp với các thành viên Ban Chỉ đạo:

a) Hoàn thiện Báo cáo giao ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về tình hình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp năm 2017; nhiệm vụ, giải pháp năm 2018.

b) Xây dựng, trình Trưởng ban xem xét, phê duyệt Chương trình công tác năm 2018 của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp trước ngày 15 tháng 02 năm 2018.

c) Làm việc với một số bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trọng điểm về tình hình thực hiện công văn số 991/TTg-ĐMDN, Quyết định số 1232/QĐ-TTg và tình hình phát triển doanh nghiệp theo Nghị quyết số 35/NQ-CP.

[...]
4