Loading


Thông tri 02/2004/TTr-TLĐ hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành

Số hiệu 02/2004/TTr-TLĐ
Ngày ban hành 22/03/2004
Ngày có hiệu lực 05/04/2004
Loại văn bản Thông tri
Cơ quan ban hành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Người ký Cù Thị Hậu
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

TỔNG LIÊN ĐOÀN
LAO ĐỘNG VIỆT NAM
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02/2004/TTr-TLĐ

Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2004 

 

THÔNG TRI

HƯỚNG DẪN THI HÀNH ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

Đại hội lần thứ IX Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2003-2008 đã thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn thi hành Điều lệ như sau:

I- VỀ CHƯƠNG I:ĐOÀN VIÊN

1. Đối tượng kết nạp và Công đoàn Việt Nam theo quy định tại Điều 1, bao gồm:

- Công nhân và lao động làm công hưởng lương theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 6 tháng trở lên ở các cơ quan, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và hợp tác xã.

- Cán bộ, công chức bao gồm những cán bộ, công chức Nhà nước được quy định trong Pháp lệnh cán bộ, công chức; các viên chức thuộc các đơn vị sự nghiệp Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ. Các cán bộ chuyên trách cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) được hưởng lương (những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ); các công chức cấp xã (những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã).

- Cán bộ, giáo viên, công nhân viên trường ngoài công lập; cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được các cấp chính quyền xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh trả công, trả lương.

- Những người lao động Việt Nam được Nhà nước Việt Nam cử đại diện cho quyền lợi và sở hữu Nhà nước trong các doanh nghiệp.

- Đoàn viên nghỉ hưu theo khoản 4, Điều 3 Điều lệ nếu tiếp tục lao động theo hợp đồng, có nguyện vọng sinh hoạt Công đoàn tại nơi ký hợp đồng lao động thì được tiếp tục sinh hoạt Công đoàn.

Ngoài các đối tượng trên có thể xem xét kết nạp các đối tượng sau đây vào Công đoàn, Nghiệp đoàn khi có đủ điều kiện, gồm:

- Lao động tự do, hợp pháp, bao gồm những lao động cá thể được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề trong các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, y tế...

- Lao động là người Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài từ 1 năm trở lên theo hợp đồng lao động được ký kết giữa các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài.

2. Việc kết nạp đoàn viên và quyền của đoàn viên quy định tại Điều 2, Điều 3 thực hiện như sau:

- Người xin vào Công đoàn phải tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam và có đơn xin gia nhập Công đoàn.

- Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn Lâm thời có quyết định kết nạp đoàn viên bằng văn bản. Lễ kết nạp đoàn viên phải được tổ chức trang trọng và đọc quyết định kết nạp, tạo được ấn tượng tốt với đoàn viên. Những đơn vị có đông công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở có thể uỷ nhiệm cho Công đoàn cơ sở thành viên hoặc Công đoàn bộ phận, tổ Công đoàn trực thuộc tổ chức lễ kết nạp đoàn viên.

- Trong buổi lễ kết nạp có thể tiến hành kết nạp nhiều người. Những người được kết nạp phải có mặt tại buổi lễ kết nạp.

- Việc trao thẻ đoàn viên có thể được tiến hành trong buổi lễ kết nạp. Khi chuyển nơi làm việc, đoàn viên xuất trình thẻ để được sinh hoạt Công đoàn tại nơi làm việc mới.

II- VỀ CHƯƠNG II: NGUYÊN TẮC VÀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN

3. Công đoàn Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ theo Điều 5 thực hiện như sau:

3.1. Công đoàn các cấp và đoàn viên phải chấp hành Nghị quyết của Công đoàn cấp mình và nghị quyết của Công đoàn cấp trên. Nghị quyết của các cấp Công đoàn chỉ có giá trị khi có trên 50% số thành viên dự họp tán thành.

3.2. Công đoàn cấp trên trực tiếp có quyền chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời và các chức danh trong Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời (quyết định bằng văn bản) trong các trường hợp sau:

a) Khi thành lập mới Công đoàn cấp trên cơ sở, Công đoàn cơ sở, Công đoàn cơ sở thành viên, Nghiệp đoàn, Công đoàn bộ phận.

b) Khi sáp nhập tổ chức Công đoàn do yêu cầu sắp xếp lại về tổ chức, sản xuất, kinh doanh, hoặc thay đổi địa giới hành chính...

Thời gian hoạt động của Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời không quá 12 tháng. Nếu quá thời hạn chưa tổ chức được đại hội thì Công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét quyết định:

- Giải thể Ban Chấp hành lâm thời cũ.

- Chỉ định Ban Chấp hành lâm thời mới.

4. Về Đại hội, Hội nghị Công đoàn các cấp theo Điều 7, Điều 8, Điều 9:

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ