Loading


Thông tư 01/2012/TT-BXD hướng dẫn về thủ tục cấp giấy phép thầu và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam do Bộ Xây dựng ban hành

Số hiệu 01/2012/TT-BXD
Ngày ban hành 08/05/2012
Ngày có hiệu lực 26/06/2012
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Xây dựng
Người ký Bùi Phạm Khánh
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

BỘ XÂY DỰNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2012/TT-BXD

Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2012

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VỀ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP THẦU VÀ QUẢN LÝ NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 87/2004/QĐ-TTg ngày 19/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 03/2012/QĐ-TTg ngày 16/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 87/2004/QĐ-TTg ngày 19/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ;

Bộ Xây dựng hướng dẫn về thủ tục cấp giấy phép thầu và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam như sau:

Điều 1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thầu đối với tổ chức

Nhà thầu nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ sao (bản photocopy) tại cơ quan cấp giấy phép thầu, mỗi bộ hồ sơ gồm:

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép thầu theo mẫu tại Phụ lục số 1 của Thông tư này.

2. Bản sao có chứng thực văn bản về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hoặc hợp đồng giao nhận thầu hợp pháp.

3. Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập (hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức) và chứng chỉ hành nghề (nếu có) của nước, nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp.

4. Biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động xây dựng liên quan đến công việc nhận thầu theo mẫu tại Phụ lục số 2 của Thông tư này và báo cáo kết quả kiểm toán hàng năm của 3 năm gần nhất (đối với trường hợp nhà thầu nhận thực hiện gói thầu thuộc đối tượng không bắt buộc phải áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu của Việt Nam).

5. Hợp đồng hoặc thỏa thuận liên danh với nhà thầu Việt Nam đối với trường hợp đã ký hợp đồng liên danh khi dự thầu hoặc chào thầu. Hợp đồng với thầu phụ Việt Nam đối với trường hợp đã xác định được danh sách thầu phụ Việt Nam khi dự thầu hoặc chào thầu.

Trường hợp khi dự thầu hoặc chọn thầu chưa xác định được thầu phụ thì phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận nguyên tắc với thầu phụ Việt Nam kèm theo văn bản chấp thuận của chủ đầu tư.

6. Giấy uỷ quyền hợp pháp đối với người không phải là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu theo mẫu tại Phụ lục số 3 của Thông tư này.

Đơn đề nghị cấp giấy phép thầu phải làm bằng tiếng Việt. Giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng kư kinh doanh của nước ngoài phải được hợp pháp hoá lãnh  sự, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam và các nước có liên quan là thành viên có quy định về miễn trừ hợp pháp hóa lãnh  sự. Các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 2, 3, 5, 6 Điều này nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thầu phát sinh trong cùng năm thì hồ sơ không cần thiết phải bao gồm các tài liệu nêu tại khoản 3, khoản 4 Điều này.

Điều 2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thầu đối với cá nhân

Nhà thầu nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ sao (photocopy) tại cơ quan cấp giấy phép thầu, mỗi bộ hồ sơ gồm:

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép thầu theo mẫu tại Phụ lục số 4 của Thông tư này.

2. Bản sao có chứng thực văn bản kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hoặc hợp đồng giao nhận thầu hợp pháp.

3. Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động hoặc chứng chỉ hành nghề tư vấn do nước mà nhà thầu mang quốc tịch cấp và bản sao hộ chiếu cá nhân.

4. Lý lịch nghề nghiệp cá nhân (tự khai) kèm theo bản sao hợp đồng về các công việc có liên quan đã thực hiện trong 3 năm gần nhất.

Đơn đề nghị cấp giấy phép thầu phải làm bằng tiếng Việt. Bản sao Giấy phép hoạt động hoặc chứng chỉ hành nghề tư vấn do nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam và các nước có liên quan là thành viên có quy định về miễn trừ hợp pháp hóa lãnh  sự. Các giấy tờ, tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thầu phát sinh trong cùng năm thì hồ sơ không cần thiết phải bao gồm các tài liệu nêu tại khoản 3, khoản 4 Điều này.

Điều 3. Quy trình cấp giấy phép thầu

1. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép thầu có trách nhiệm xem xét hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đúng, không đủ theo quy định thì phải thông báo và hướng dẫn một lần bằng văn bản cho nhà thầu biết để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

2. Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan cấp phép thầu xem xét và cấp giấy phép thầu cho nhà thầu. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định để được cấp giấy phép thầu thì cơ quan cấp phép phải thông báo bằng văn bản cho nhà thầu biết.

[...]
4