Loading


Thông tư 04/2002/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quản lý tiền lương và thu nhập đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 04/2002/TT-BLĐTBXH
Ngày ban hành 09/01/2002
Ngày có hiệu lực 01/01/2002
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký Nguyễn Thị Hằng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 04/2002/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 09 tháng 1 năm 2002

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 04/2002/TT-BLĐTBXH NGÀY 09 THÁNG 01 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG VÀ THU NHẬP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HOẠT ĐỘNG CÔNG ÍCH

Thực hiện Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 và Điều 2, Nghị định số 03/2001/NĐ-CP ngày 11/01/2001 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 về đổi mới quản lý tiền lương và thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước, sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính tại Công văn số 11936/TC/CSTC ngày 12/12/2001, Bộ Xây dựng tại Công văn số 2033/BXD-TCLĐ ngày 15/11/2001và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại công văn số 1873/TLĐ ngày 16/11/2001, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện quản lý tiền lương đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích thuộc lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận và nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu từ ngân sách Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 56/CP ngày 2/10/1996 của Chính phủ và Thông tư số 01/BKH/DN ngày 29/1/1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

(Các đơn vị nêu trên gọi tắt là doanh nghiệp)

Không áp dụng đối với các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích tự trang trải về tài chính, nộp ngân sách, lợi nhuận và có đủ điều kiện áp dụng Thông tư số 05/2001/TT-BLĐTBXH ngày 29/01/2001 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp Nhà nước.

II. NGUYÊN TẮC

1. Căn cứ khối lượng, chất lượng sản phẩm hoặc nhu cầu dịch vụ công ích, cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý xác định giá trị dự toán trên cơ sở định mức đơn giá hiện hành (trong đó có chi phí tiền lương) để thực hiện cơ chế đặt hàng hoặc đấu thầu sản phẩm, dịch vụ công ích. Chi phí tiền lương này phải được tính theo thông số tiền lương quy định tại mục III, Thông tư này;

2. Để được nhận khối lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ công ích dưới hình thức được giao hay tham gia đấu thầu, doanh nghiệp căn cứ vào trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất, trình độ quản lý, tay nghề của người lao động, trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động thực tế của doanh nghiệp chủ động lập giá trị dự toán làm cơ sở thoả thuận đơn đặt hàng hoặc tham gia đấu thầu. Trong đó chi phí tiền lương phải được tính theo các thông số tiền lương quy định tại mục III, Thông tư này, không phụ thuộc vào đơn giá của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý.

3. Doanh nghiệp vừa thực hiện nhiệm vụ công ích Nhà nước giao vừa tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh khác thì khi lập giá trị dự toán cần tách riêng từng phần, sau đó mới tổng hợp lại.

III. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG TRONG ĐƠN GIÁ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG ÍCH

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và tình hình thực hiện khối lượng sản phẩm, dịch vụ năm trước liền kề, các doanh nghiệp xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể, trình cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý thẩm định, giao nhiệm vụ kế hoạch hàng năm. Trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch xây dựng, doanh nghiệp xác định chi phí tiền lương trong đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích phải bảo đảm các thông số tiền lương quy định như sau:

1. Định mức lao động:

Theo quy định và hướng dẫn tại Thông tư số 14/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trên cơ sở khối lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ công ích, tổ chức sản xuất và tổ chức lao động thực tế, doanh nghiệp xây dựng định mức lao động để xác định chi phí tiền lương trong đơn giá sản phẩm hoặc dịch vụ công ích, không phụ thuộc vào định mức đơn giá của cơ quan đặt hàng hoặc giao thầu.

2. Mức lương tối thiểu:

Mức lương tối thiểu để xác định chi phí tiền lương trong đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích được xác định theo công thức sau:

TLminde = TLmin x (1 + Kde)

Trong đó:

- TLminde: Mức lương tối thiểu điều chỉnh để xác định chi phí tiền lương trong đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích;

- TLmin: Mức lương tối thiểu chung là mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định trong từng thời kỳ. Kể từ ngày 01/01/2001 mức lương tối thiểu chung áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 1, Nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ là 210.000 đồng/tháng. Khi Chính phủ điều chỉnh lại mức lương tối thiểu chung này thì áp dụng theo mức điều chỉnh mới.

- Kde: Hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu.

Hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu (Kde):

Căn cứ vào cung - cầu lao động, giá thuê nhân công và mức chi dùng tối thiểu theo địa bàn, hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu (Kde) với mức thấp nhất được quy định như sau:

Hệ số điều chỉnh tăng thêm thấp nhất

0,4

0,3

0,2

Địa bàn

Các quận nội thành thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố loại II, gồm: Hải Phòng; Nam Định; Vinh; Huế; Đà Nẵng; Quy Nhơn; Nha Trang; Đà Lạt; Biên Hoà; Vũng Tàu; Cần Thơ và thành phố Hạ Long, các khu công nghiệp tập trung và các huyện ngoại thành thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Các tỉnh còn lại

Doanh nghiệp ở địa bàn nào thì áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu (Kde) theo địa bàn đó nhưng phải đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế do cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý phê duyệt.

Căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng nguồn kinh phí, cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý và doanh nghiệp có thể lựa chọn hệ số điều chỉnh tăng thêm cao hơn mức quy định trên.

Ví dụ: Công ty Dịch vụ Môi trường Đô thị A nằm trên địa bàn có hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu là 0,3 thì mức lương tối thiểu thấp nhất để xác định chi phí tiền lương trong đơn giá thanh toán sản phẩm, dịch vụ công ích áp dụng là:

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ