Loading


Thông tư 06/2005/TT-BQP về việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng hưởng lương hoặc sinh hoạt phí từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước do Bộ Quốc phòng ban hành

Số hiệu 06/2005/TT-BQP
Ngày ban hành 05/01/2005
Ngày có hiệu lực 08/02/2005
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Quốc phòng
Người ký Nguyễn Văn Rinh
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ QUỐC PHÒNG 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do-Hạnh phúc

Số: 06/2005/TT-BQP 

Hà Nội; ngày 05 tháng 01 năm 2005

 

THÔNG TƯ

 SỐ 06/2005/TT-BQP NGÀY 05/01/2005 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN; CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC QUỐC PHÒNG HƯỞNG LƯƠNG HOẶC SINH HOẠT PHÍ TỪ NGUỒN KINH PHÍ THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.

Thi hành Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

Sau khi có thỏa thuận của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính; Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện việc chuyển xếp l­ương cũ sang l­ương mới đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng có quyết định của Bộ Tổng Tham mưu đang công tác, đi học, thực tập, điều trị, điều d­ưỡng ở trong nước và ở nước ngoài, chờ giải quyết chính sách trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân hưởng l­ương hoặc sinh hoạt phí từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước.

II. CÁCH CHUYỂN XẾP LƯƠNG CŨ SANG LƯƠNG MỚI

1. Đối với sĩ quan.

Sĩ quan hiện đang hưởng hệ số l­ương của cấp bậc quân hàm nào thì chuyển sang hưởng hệ số l­ương mới của cấp bậc quân hàm đó.

Trường hợp sĩ quan đã được nâng l­ương cấp hàm lần 1, lần 2 hoặc 1 lần, thì nay được chuyển xếp sang hệ số l­ương cấp hàm nâng lần 1 hoặc lần 2 mới.

Ví dụ: Đồng chí Nguyễn Văn A, cấp bậc Thiếu tá nâng l­ương lần 2 (hoặc 1 lần) có hệ số l­ương cũ là 5,30 nay chuyển xếp sang hệ số l­ương mêới là 6,80.

2. Đối với quân nhân chuyên nghiệp.

2.1. Về số bậc l­ương của quân nhân chuyên nghiệp:

a) Quân nhân chuyên nghiệp loại cao cấp có 2 nhóm và mỗi nhóm có 12 bậc l­ương;

b) Quân nhân chuyên nghiệp loại trung cấp và sơ cấp, mỗi loại có 2 nhóm và mỗi nhóm có 10 bậc l­ương.

c) Quân nhân chuyên nghiệp đã xếp bậc l­ương cuối cùng trong nhóm, sau 3 năm (đủ 36 tháng) thì được xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức l­ương của bậc lương cuối cùng trong nhóm; từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.

2.2. Nguyên tắc chuyển xếp l­ương cũ sang l­ương mới.

a) Quân nhân chuyên nghiệp được chuyển xếp l­ương theo trình độ đào tạo và làm công việc thuộc nhóm nào thì được chuyển xếp l­ương theo trình độ đó, nhóm đó.

Quân nhân chuyên nghiệp làm việc không đúng theo ngành nghề được đào tạo thì xếp l­ương theo đúng nghề, công việc thực tế đang làm.

b) Khi chuyển xếp l­ương mới không được kết hợp thực hiện nâng bậc lương.

2.3. Cách chuyển xếp l­ương cũ sang l­ương mới.

Căn cứ vào kết quả phân loại, xếp nhóm và hệ số l­ương cũ của từng người đang hưởng để chuyển xếp sang hệ số l­ương mới như sau:

a) Quân nhân chuyên nghiệp cao cấp.

Căn cứ vào kết quả phân loại, xếp nhóm và bậc, hệ số l­ương hiện hưởng của từng người, để chuyển xếp sang bậc, hệ số l­ương mới như bảng chuyển xếp quy định tại Thông tư này.

Ví dụ: Một quân nhân chuyên nghiệp cao cấp là trợ lý nghiên cứu đang xếp l­ương bậc 7 nhóm 1, hệ số l­ương là: 4,68, nay chuyển sang l­ương mới xếp vào bậc 7 nhóm 1, hệ số l­ương là: 5,95.

b) Quân nhân chuyên nghiệp trung cấp, sơ cấp khi chuyển xếp l­ương cũ sang l­ương mới phải căn cứ vào việc phân nhóm quân nhân chuyên nghiệp (theo nhóm mới) và áp dụng cách chuyển xếp l­ương cũ sang l­ương mới như bảng chuyển xếp quy định tại Thông tư này.

Ví dụ: Một đồng chí quân nhân chuyên nghiệp là kế toán trung cấp đang xếp bậc 5 nhóm 3, hệ số l­ương 3,20, nay chuyển sang l­ương mới xếp vào bậc 5 nhóm 2, hệ số mức lương là: 4,40.

c) Trường hợp quân nhân chuyên nghiệp đã vận dụng xếp l­ương bậc cuối cùng của nhóm trên liền kề, thì nay chuyển lại bậc l­ương cuối cùng của nhóm l­ương cũ, sau đó căn cứ vào thời gian giữ bậc l­ương trong nhóm l­ương cũ và tiêu chuẩn quy định để tính mức phụ cấp thâm niên vượt khung.

[...]
4