Loading


Thông tư 07/2006/TT-BTP về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Tư pháp do Bộ Tư Pháp ban hành

Số hiệu 07/2006/TT-BTP
Ngày ban hành 27/11/2006
Ngày có hiệu lực 24/12/2006
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Uông Chu Lưu
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

BỘ TƯ PHÁP

Số: 07/2006/TT-BTP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2006

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRONG NGÀNH TƯ PHÁP

Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Sau khi thống nhất với Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Bộ T­ư pháp hướng dẫn công tác thi đua, khen th­ưởng trong ngành Tư­ pháp như­ sau:

Phần 1:

HƯỚNG DẪN CHUNG

I. MỤC TIÊU THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

Công tác thi đua khen thưởng nhằm động viên, khích lệ và tôn vinh các tập thể, cá nhân hăng hái thi đua lao động sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ, lập thành tích xuất sắc góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của ngành Tư pháp.

II. NGUYÊN TẮC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

1. Nguyên tắc thi đua:

a) Tự nguyện, tự giác, công khai;

b) Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển;

c) Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào kết quả phong trào thi đua, cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải có đăng ký thi đua, xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đua; trường hợp không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua.

2. Nguyên tắc khen thưởng:

a) Việc khen thưởng phải bảo đảm chính xác, công khai, công bằng, dân chủ và kịp thời trên cơ sở đánh giá đúng hiệu quả công tác của các tập thể và cá nhân; coi trọng chất lượng theo tiêu chuẩn, không gò ép để đạt số lượng; khen thưởng đối với cá nhân, tập thể không bắt buộc theo trình tự từ hình thức khen thưởng thấp đến hình thức khen thưởng cao; thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn hơn thì được xem xét, đề nghị khen thưởng với mức cao hơn;

b) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng;

c) Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng;

d) Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.

III. ĐỐI TƯỢNG THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

1. Đối tượng thi đua:

a) Cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các đơn vị thuộc Bộ T­ư pháp, các cơ quan tư pháp địa phương và cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan thi hành án dân sự địa phương.

Công chức đang trong thời gian tập sự, nhân viên hợp đồng không xác định thời hạn, nhân viên hợp đồng từ 01 năm trở lên nếu đủ tiêu chuẩn thì cũng được xét tặng danh hiệu thi đua theo quy định;

b) Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có tài khoản, có con dấu riêng;

c) Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp không có tài khoản và con dấu riêng (các Vụ);

d) Các cơ quan tư­ pháp địa phương: Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, Ban Tư pháp;

đ) Các cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện;

e) Các tập thể nhỏ thuộc các đơn vị quy định tại điểm b của khoản này; các tập thể nhỏ thuộc Sở Tư pháp, cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh.

2. Đối tượng khen thưởng:

a) Các đối tượng quy định tại khoản 1 của Mục này;

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ