Loading


Thông tư 09/2006/TT-BGTVT hướng dẫn việc điều chỉnh báo hiệu đường bộ trên các tuyến đường tham gia Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng (Hiệp định GMS) do Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 09/2006/TT-BGTVT
Ngày ban hành 20/09/2006
Ngày có hiệu lực 17/10/2006
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Hồ Nghĩa Dũng
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do-Hạnh phúc

Số:09/2006/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2006

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIỆC ĐIỀU CHỈNH BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ TRÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG THAM GIA HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI VẬN TẢI NGƯỜI VÀ HÀNG HÓA QUA LẠI BIÊN GIỚI GIỮA CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG MÊ CÔNG MỞ RỘNG (HIỆP ĐỊNH GMS)

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29/6/2001;
Căn cứ Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng ký ngày 26/11/1999 tại Viên Chăn, Lào;
Căn cứ Nghị định thư số 1 và Phụ lục 7 kèm theo Hiệp định GMS;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải,
Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc điều chỉnh báo hiệu đường bộ trên các tuyến đường tham gia Hiệp định GMS như sau:

I.  Quy định chung

1.  Thông tư này hướng dẫn việc điều chỉnh, bổ sung biển báo hiệu, vạch tín hiệu giao thông trên mặt đường (sau đây gọi là vạch kẻ đường) trên các tuyến đường tham gia Hiệp định GMS (sau đây gọi tuyến đường GMS) được quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.

2.  Nội dung điều chỉnh biển báo hiệu trên các tuyến đường GMS bao gồm việc thay đổi các biểu tượng, ký tự cho phù hợp; việc bổ sung các chữ viết (thông điệp) bằng tiếng Anh. Việc bổ sung các biển báo hiệu chưa có trong Điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN-237-01 ban hành kèm theo Quyết định số 4393/2001/QĐ-BGTVT ngày 20/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải được quy định tại Mục II.

3.  Nội dung điều chỉnh vạch kẻ đường trên các tuyến đường GMS bao gồm việc sửa đổi, bổ sung các hình vẽ, đường sơn kẻ trên mặt đường, đặc biệt là tại các đường cong đứng, đường cong bằng và các giao lộ, được quy định tại Mục III.

4.  Ký tự, chữ viết, màu sắc và kích thước của các biển báo, biểu tượng được áp dụng theo quy định tại Điều lệ Báo hiệu đường bộ 22 TCN-237-01.

5.  Khi Cục ĐBVN yêu cầu điều chỉnh hệ thống báo hiệu đường bộ phù hợp với Hiệp định GMS trong một thời hạn quy định, căn cứ vào Hướng dẫn này, đơn vị quản lý đường bộ trực tiếp tiến hành rà soát lại tình hình báo hiệu đường bộ trong phạm vi tuyến đường GMS được giao và lập hồ sơ thiết kế, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện.

II.  Biển báo hiệu

1.  Biển báo nguy hiểm

a)  Các biển báo nguy hiểm theo Điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN-237-01 được điều chỉnh:

201a, 201b                  chỗ ngoặt nguy hiểm;

202                              chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp;

245                              đi chậm.

Mẫu biển báo: Hình 1, 2 Phụ lục 2.

b) Các biển báo nguy hiểm được bổ sung:

A,8                              lề đường nguy hiểm;

A,10a                           sỏi đá bắn lên;

A,24                            tắc nghẽn giao thông;

A,27                            nơi giao nhau với đường tàu điện.

Mẫu biển báo: Hình 3, Phụ lục 2.

2.  Biển báo ưu tiên

Các biển báo nguy hiểm được điều chỉnh:

401                              đường ưu tiên;

402                              hết đường ưu tiên.

Mẫu biển báo: Hình 4, Phụ lục 2.

3.  Biển báo cấm hoặc hạn chế

[...]
3