Loading


Thông tư 10/2014/TT-BTP quy định nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 10/2014/TT-BTP
Ngày ban hành 07/04/2014
Ngày có hiệu lực 21/05/2014
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Hoàng Thế Liên
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ TƯ PHÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 10/2014/TT-BTP

Hà Nội, ngày 07 tháng 04 năm 2014

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH NGHĨA VỤ THAM GIA BỒI DƯỠNG VỀ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CỦA LUẬT SƯ

Căn cứ Luật luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp;

Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư quy định nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư.

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về đối tượng, thời gian, hình thức, nội dung bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư; xử lý luật sư vi phạm nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ (sau đây gọi tắt là nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng); học phí tham gia lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư; trách nhiệm của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, cơ quan quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư đối với việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng; xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2. Thông tư này áp dụng đối với các luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, cơ sở đào tạo nghề luật sư, cơ quan quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư.

Điều 2. Nguyên tắc thực hiện bồi dưỡng

Việc thực hiện bồi dưỡng phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

1. Cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề luật sư.

2. Bảo đảm đúng, đủ thời gian, nội dung, chương trình và chất lượng bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư.

3. Bảo đảm trách nhiệm, hiệu quả của việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng.

Điều 3. Trách nhiệm của luật sư

1. Tham gia đầy đủ thời gian bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.

2. Lựa chọn nội dung, chương trình bồi dưỡng phù hợp với lĩnh vực hành nghề của mình.

3. Đóng học phí tham gia lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư (sau đây gọi tắt là lớp bồi dưỡng) theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này, trừ trường hợp được miễn theo quy định của Liên đoàn luật sư Việt Nam.

4. Gửi Đoàn luật sư nơi luật sư là thành viên một trong các giấy tờ quy định tại Điều 14 của Thông tư này để chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng trước ngày 15/12 hàng năm.

5. Các trách nhiệm khác theo quy định của Luật luật sư, Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư (sau đây gọi tắt là Nghị định số 123/2013/NĐ-CP) và Thông tư này.

Điều 4. Trách nhiệm của tổ chức hành nghề luật sư

1. Tạo điều kiện cho luật sư của tổ chức mình hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng.

2. Kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng đối với luật sư của tổ chức mình.

3. Gửi Sở Tư pháp, Đoàn luật sư nơi có trụ sở danh sách luật sư đã tham gia lớp bồi dưỡng do tổ chức hành nghề luật sư thực hiện trước ngày 15/12 hàng năm.

4. Các trách nhiệm khác theo quy định của Luật luật sư, Nghị định số 123/2013/NĐ-CP và Thông tư này.

[...]
1