Loading


Thông tư 12/2015/TT-BKHCN quy định về phân tích an toàn đối với nhà máy điện hạt nhân do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Số hiệu 12/2015/TT-BKHCN
Ngày ban hành 20/07/2015
Ngày có hiệu lực 05/09/2015
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Khoa học và Công nghệ
Người ký Trần Việt Thanh
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2015/TT-BKHCN 

Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 2015

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ PHÂN TÍCH AN TOÀN ĐỐI VỚI NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN

Căn cứ Luật năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 70/2010/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số Điều của Luật năng lượng nguyên tử về nhà máy điện hạt nhân;

Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định về phân tích an toàn đối với nhà máy điện hạt nhân.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định yêu cầu về phân tích an toàn bao gồm phân tích an toàn tất định và phân tích an toàn xác suất đối với nhà máy điện hạt nhân (sau đây được viết tắt là NMĐHN).

Các yêu cầu về phân tích an toàn tại Thông tư này được hiểu là phù hợp với mức độ chi tiết của thiết kế tương ứng các giai đoạn phê duyệt dự án đầu tư, cấp phép xây dựng, cấp phép vận hành và trong quá trình vận hành NMĐHN.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan tới việc lập, thẩm định báo cáo phân tích an toàn cho NMĐHN.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Phân tích an toàn tất định là phương pháp phân tích nhằm tiên lượng các hiện tượng xảy ra sau sự kiện khởi phát giả định thông qua việc áp dụng đầy đủ các quy luật và tiêu chí chấp nhận cụ thể. Phân tích an toàn tất định bao gồm các phân tích nơtron, thủy nhiệt, bức xạ, cơ nhiệt và cấu trúc bằng các công cụ tính toán.

2. Phân tích an toàn xác suất là phương pháp phân tích mang tính hệ thống nhằm xác định sai hỏng, rủi ro với xác suất xảy ra được định lượng bằng các công cụ tính toán.

3. Phân tích độ nhạy là phân tích nhằm đánh giá mức độ thay đổi của các kết quả đầu ra khi điều chỉnh các thông số đầu vào, thường là của các thông số có ảnh hưởng lớn nhất.

4. Phân tích độ bất định là phân tích nhằm đánh giá sai số của các đại lượng đầu vào và của kết quả tính toán.

5. Tiếp cận bảo thủ là việc sử dụng chương trình tính toán, mô hình, dữ liệu đầu vào và giả định nhằm đánh giá một cách thận trọng nhất về an toàn.

6. Độ dự trữ an toàn là mức dự phòng giữa kết quả phân tích, đánh giá các tham số liên quan tới an toàn và các giới hạn an toàn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

7. Kiểm chứng là quá trình xác định tính đúng đắn của phương pháp, chương trình hoặc mô hình tính toán theo mô tả, dự định hay yêu cầu đặt ra.

8. Xác thực là quá trình xác định tính phù hợp với thực nghiệm của phương pháp, chương trình hoặc mô hình tính toán theo các chức năng đã định.

9. Sự kiện khởi phát giả định là sự kiện giả định phát sinh trực tiếp từ hư hỏng cấu trúc, hệ thống, bộ phận hoặc lỗi vận hành và hư hỏng phát sinh trực tiếp do các nguy hại bên trong và bên ngoài khi NMĐHN vận hành ở công suất danh định, công suất thấp hoặc ở trạng thái dừng lò phản ứng.

10. Tỷ số rời khỏi sôi bọt (DNBR) là tỉ số của thông lượng nhiệt tới hạn trên thông lượng nhiệt cục bộ thực tế của thanh nhiên liệu.

Chương II

YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH AN TOÀN NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN

[...]
20
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ