Loading


Thông tư 14/2014/TT-BQP về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức, lao động quốc phòng và tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành

Số hiệu 14/2014/TT-BQP
Ngày ban hành 15/04/2014
Ngày có hiệu lực 30/06/2014
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Quốc phòng
Người ký Nguyễn Thành Cung
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính

BỘ QUỐC PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/2014/TT-BQP

Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2014

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH THỰC HIỆN QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC ĐẠI DIỆN, BẢO VỆ QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP, CHÍNH ĐÁNG CỦA ĐOÀN VIÊN, CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG QUỐC PHÒNG VÀ THAM GIA QUẢN LÝ CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, DOANH NGHIỆP TRONG QUÂN ĐỘI

Căn cứ Luật Công đoàn năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 43/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Điều 10 của Luật Công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;

Căn cứ Nghị định số 200/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Điều 11 của Luật Công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 35/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Xét đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thực hiện quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức, lao động quốc phòng và tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong Quân đội.

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định thực hiện về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, công nhân viên chức, lao động quốc phòng và công đoàn tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Quốc phòng, doanh nghiệp Quân đội.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị (nơi có tổ chức công đoàn), đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Quốc phòng, doanh nghiệp trong Quân đội và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, công nhân viên chức, lao động quốc phòng (sau đây được viết là đoàn viên, công nhân viên chức, lao động quốc phòng); quyền, trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong việc tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Quân đội.

Điều 3. Hình thức tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp

Tổ chức công đoàn cơ sở tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp theo các hình thức sau:

1. Tham gia ý kiến bằng văn bản với tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp về những nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức, lao động quốc phòng.

2. Tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức, lao động quốc phòng do các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức.

3. Tham dự với tư cách là thành viên các Ủy ban, hội đồng và các tổ chức phối hợp liên ngành do các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp thành lập để tham gia giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức, lao động quốc phòng.

Điều 4. Nguyên tắc phối hợp

1. Các tổ chức có liên quan, cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với tổ chức công đoàn cơ sở xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế phối hợp công tác về những nội dung có liên quan đến công đoàn. Định kỳ hàng năm tổ chức tổng kết, đánh giá hoạt động phối hợp công tác của các bên và xây dựng chương trình, kế hoạch công tác chung.

2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị người đứng đầu doanh nghiệp, các cơ quan chức năng, các tổ chức quần chúng trong đơn vị tôn trọng quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của cán bộ, công nhân viên chức, lao động quốc phòng theo quy định Điều lệ Công đoàn Việt Nam; thừa nhận tổ chức công đoàn được thành lập và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức công đoàn cơ sở hoạt động.

3. Công đoàn cơ sở phối hợp với các cơ quan chức năng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người đứng đầu doanh nghiệp giáo dục động viên đoàn viên, công nhân viên chức, lao động quốc phòng làm tròn nghĩa vụ lao động, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, quy định của Bộ Quốc phòng, nội quy, quy chế của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị.

Chương 2.

QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC ĐẠI DIỆN BẢO VỆ QUYỀN LỢI ÍCH HỢP PHÁP CHÍNH ĐÁNG CỦA ĐOÀN VIÊN, CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG QUỐC PHÒNG

Điều 5. Quyền, trách nhiệm của công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp Quân đội

1. Hướng dẫn, tư vấn cho đoàn viên công đoàn, công nhân viên chức lao động quốc phòng ở doanh nghiệp (ở doanh nghiệp sau đây gọi chung là người lao động) về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với doanh nghiệp sử dụng lao động, bao gồm:

a) Hình thức, nguyên tắc, loại hợp đồng, nội dung hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên về cung cấp thông tin, thời gian thử việc, thời gian tập sự theo quy định từ Điều 15 đến Điều 29 của Bộ Luật Lao động. Những vấn đề liên quan khi giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc như: Thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện lao động; việc xếp lương, trả lương, trả thưởng cho người lao động theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng; tiền lương để thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng.

[...]
3