Loading


Thông tư 20/2016/TT-BLĐTBXH về Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 20/2016/TT-BLĐTBXH
Ngày ban hành 28/06/2016
Ngày có hiệu lực 12/08/2016
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Đào Ngọc Dung
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20/2016/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2016

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM TRONG QUÂN ĐỘI

Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Bộ Quốc phòng tại công văn số 9061/BQP-CT ngày 28 tháng 10 năm 2014; sau khi có ý kiến của Bộ Y tế tại công văn số 1958/ BYT-MT ngày 11 tháng 4 năm 2016;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong Quân đội.

Điều 1. Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong Quân đội.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Thông tư này và các Quyết định số 1085/LĐTBXH-QĐ ngày 06 tháng 9 năm 1996, Quyết định số 03/2006/QĐ -LĐTBXH ngày 07 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được hưởng các chế độ về bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội quy định tại Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động, Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 12 tháng 8 năm 2016.

2. Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Thông tư này chỉ áp dụng đối với các đối tượng do Quân đội quản lý.

3. Đối tượng do Quân đội quản lý làm nghề, công việc có đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như nghề, công việc ngoài Quân đội và không được quy định tại Thông tư này thì được thực hiện theo các quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị Bộ Quốc phòng phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Quốc phòng (05 bản);
- Bộ Tài chính;
- Bộ Nội vụ;
- Lưu: VT, ATLĐ (03 bản).

BỘ TRƯỞNG




Đào Ngọc Dung

 

DANH MỤC

NGHỀ, CÔNG VIỆC ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM (LOẠI V, VI) VÀ NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM (LOẠI IV) TRONG QUÂN ĐỘI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

I. TĂNG - THIẾT GIÁP

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1

Bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị vũ khí, khí tài trên xe tăng, thiết giáp trong hang ngầm quân sự.

Nơi làm việc chật hẹp, nóng, lạnh, thiếu dưỡng khí.

2

Kiểm tra, chạy thử xe tăng, thiết bị bánh lốp.

Công việc nặng nhọc, nơi làm việc nóng, chật hẹp, thiếu dưỡng khí, rung và bụi vượt mức tiêu chuẩn cho phép.

Điều kiện lao động loại V

1

Lái xe công trình phục vụ sửa chữa các thiết bị vũ khí, khí tài trên xe tăng, thiết giáp trong hang ngầm quân sự.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, nơi làm việc chật hẹp, nóng, lạnh, thiếu dưỡng khí.

2

Bảo quản, bảo dưỡng các thiết bị điện trong hang ngầm quân sự.

Nơi làm việc chật hẹp, nóng, lạnh, thiếu dưỡng khí.

3

Hàn các chi tiết trong sửa chữa các thiết bị vũ khí, khí tài trang bị trên xe tăng, thiết giáp.

Nơi làm việc chật hẹp, gò bó, nóng, nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc với hơi khí độc.

4

Tẩy rửa các thiết bị vũ khí, khí tài trang bị trên xe tăng, thiết giáp và đạn j bằng hoá chất theo phương pháp thủ công.

Nơi làm việc nóng, thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại như axít, xút, ête.

Điều kiện lao động loại IV

1

Vận hành máy nén khí nạp vào bình chứa khí nén cho xe tăng, thiết giáp.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của tiếng ồn cao.

2

Bảo vệ hang ngầm quân sự ở vùng rừng núi.

Làm việc ngoài trời, căng thẳng thần kinh.

3

Lái xe cẩu phục vụ sửa chữa các thiết bị vũ khí, khí tài trang bị trên xe tăng, thiết giáp.

Làm việc ngoài trời, chật hẹp, nóng, căng thẳng thị giác, chịu tác động của tiếng ồn, bụi.

4

Vận hành trạm nạp ắc quy xe tăng, thiết giáp.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại.

5

Thợ gia công cơ khí chi tiết sửa chữa các thiết bị vũ khí, khí tài trang bị trên xe tăng, thiết giáp.

Nơi làm việc nóng chịu tác động của bụi kim loại, chịu tác động của ồn, rung.

II. VŨ KHÍ ĐẠN DƯỢC

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1

Thợ sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ.

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại, nguy hiểm, nơi làm việc thiếu dưỡng khí, căng thẳng thần kinh tâm lý.

2

Thợ sản xuất nguyên liệu, sản phẩm trung gian để sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ.

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại, căng thẳng thị giác và mệt mỏi thần kinh, độc hại, công việc nguy hiểm, dễ cháy nổ.

3

Nghiên cứu, chế thử, sản xuất, xử lý, thử nghiệm thuốc nổ TNT.

Công việc rất nguy hiểm dễ xảy ra cháy nổ, thường xuyên tiếp xúc với các loại hoá chất.

4

Nghiên cứu, thiết kế, thí nghiệm, hiệu chỉnh, thử nghiệm hệ thống tên lửa, ra đa, súng pháo, tác chiến điện tử và hệ thống thông tin trên tàu chiến, vũ khí dưới nước.

Ảnh hưởng của sóng siêu cao tần công xuất lớn, chịu tác động của ồn, nóng, rung, căng thẳng thần kinh tâm lý.

Điều kiện lao động loại V

1

Quản lý, kiểm tra, đánh giá thiết kế về tiêu chuẩn vũ khí, đạn dược.

Công việc rất nguy hiểm, dễ xảy ra cháy nổ, căng thẳng thần kinh tâm lý.

2

Lái xe đặc chủng vận chuyển mẫu thí nghiệm, vũ khí đạn dược, hoá chất phục vụ kiểm định vũ khí đạn dược.

Công việc độc hại, nguy hiểm; thường xuyên tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm, dễ cháy nổ như: nhiên liệu lỏng, thuốc phóng, thuốc nổ.

3

Quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa vật tư kỹ thuật tên lửa và đạn tên lửa chống tăng.

Công việc nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại, căng thẳng thần kinh.

4

Nấu rót gang thép để sản xuất các chi tiết vũ khí, đạn.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của nóng và hơi khí độc.

5

Cán thép nóng để sản xuất các chi tiết vũ khí, đạn.

Thường xuyên tiếp xúc với nóng, chịu tác động của bụi, ồn.

6

Nấu đúc phôi nhôm, đồng để sản xuất các chi tiết vũ khí, đạn.

Công việc nặng nhọc, tư thế gò bó, chịu tác động của nóng, hơi khí độc.

7

Đúc, cán nhôm, đồng nóng để sản xuất các chi tiết vũ khí, đạn.

Công việc nặng nhọc, nơi làm việc rất nóng và ồn vượt tiêu chuẩn cho phép .

8

Thợ sơn trong hầm tàu, sơn chống rỉ tàu quân sự.

Môi trường làm việc chật hẹp, thiếu ánh sáng, dưỡng khí.

9

Bảo quản, bảo dưỡng vật tư tăng thiết giáp, xe máy quân sự trên dây chuyền bảo quản hoá.

Làm việc trong nhà nóng, thường xuyên tiếp xúc với hơi khí độc, dầu mỡ, hoá chất.

10

Thợ sửa chữa cơ, điện, lắp đặt, bảo dưỡng thiết bị, vận hành máy nén khí, thiết bị lạnh, hơi trong dây chuyền sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ và các sản phẩm trung gian.

Môi trường làm việc nóng bức, thường xuyên tiếp xúc khí độc (CO, NO, NO2, SO2, SO3, NH3), hóa chất độc, nơi làm việc thiếu dưỡng khí.

11

Xử lý môi trường trong nhà máy sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ, nhiên liệu tên lửa và các sản phẩm trung gian.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố độc hại như: hơi khí độc (NO, NO2, SO2, S03, NH3), hoá chất độc.

12

Nhiệt luyện chi tiết vũ khí.

Nóng, tiếp xúc với bức xạ nhiệt, hơi khí độc, tiêu hao năng lượng, chịu tải cơ bắp.

13

Làm việc trên đốc nổi (đốc nổi trên sông) đóng tàu quân sự.

Thường xuyên làm việc trong hầm chật hẹp, thiếu dưỡng khí, chịu tác động của nóng và tiếng ồn cao.

Điều kiện lao động loại IV

1

Nhuộm đen, lân, mạ, sơn vũ khí, khí tài quang học; đun nấu dầu mỡ, hoá chất bảo quản vũ khí.

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại, nguy hiểm, nóng, ồn và bụi.

2

Thợ sửa chữa trang thiết bị trạm hoá thí nghiệm thuốc phóng, thuốc nổ.

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại, nguy hiểm, nóng.

3

Thủ kho, thống kê, bảo quản, bốc xếp vật tư hoá chất phục vụ huấn luyện, thí nghiệm đạn dược, chất cháy quân sự.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với hoá chất độc hại, rất nguy hiểm.

4

Thợ sửa chữa xe xích.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, hoá chất, tư thế gò bó.

5

Giám sát thi công quá trình hàn kết cấu, làm sạch và sơn thân vỏ tàu quân sự.

Thường xuyên làm việc ngoài trời, nắng, nóng, căng thẳng thị giác.

6

Nghiên cứu, chế thử sản xuất các loại trụ gốm áp điện PZT chi tiết vũ khí.

Làm việc ở nơi có nhiệt độ cao, tiếp xúc với bụi kim loại và axít.

7

Nhân viên thống kê trong kho vũ khí, đạn dược.

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại, nguy hiểm.

8

Sản xuất hộp giấy, ống giấy bảo quản đạn.

Tiếp xúc với hoá chất độc hại, môi trường bụi, ồn.

9

Nhân viên kiểm định dưỡng đo kiểm súng pháo, khí tài, đạn dược, phương tiện đo chuyên dùng trong kiểm định súng pháo, khí tài, đạn dược.

Thường xuyên làm việc trong phòng kín, tiếp xúc với xăng dầu, hoá chất độc hại.

10

Thủ kho, thống kê, bảo quản, bốc xếp vật tư, hoá chất phục vụ cho bảo quản, bảo dưỡng vũ khí khí tài, đạn dược.

Thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, hoá chất độc hại.

11

Thợ sản xuất túi dầu khô, trang cụ, giấy bảo quản súng pháo kỹ thuật đạn dược.

Công việc thủ công thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ ở nhiệt độ cao, bụi.

12

Nhân viên tu bổ, sửa chữa nhà kho cất chứa vũ khí.

Thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại, tư thế làm việc gò bó.

13

Thợ nạp bình khí nén, bình cứu hoả, sấy Silicagen phục vụ vũ khí đạn dược.

Tư thế làm việc gò bó, căng thẳng thần kinh.

14

Thủ kho, bảo quản, bốc xếp trong kho trang bị vật tư kỹ thuật tên lửa khí tài đặc chủng.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại, nguy hiểm, tư thế làm việc gò bó, căng thẳng thần kinh.

15

Thủ kho, bảo quản, bốc xếp trong kho trang bị vật tư xe máy, trạm nguồn điện trong kho vật tư, xe máy quân sự dự trữ quốc phòng và dự trữ quốc gia.

Luôn tiếp xúc với dầu mỡ, tư thế gò bó.

16

Thợ sửa chữa, nạp điện ắc qui cho xe, máy quân sự trong kho xe dự trữ quốc phòng và dự trữ quốc gia.

Làm việc thủ công, luôn tiếp xúc với hoá chất.

17

Lái xe, phụ xe, áp tải chở thuốc phóng, thuốc nổ, nhiên liệu tên lửa và các sản phẩm trung gian.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, bụi, ồn

18

Làm khuôn đúc gang thép để sản xuất các chi tiết vũ khí.

Nóng, ồn, bụi, làm việc ca kíp.

19

Sàng, trộn cát làm khuôn đúc để sản xuất các chi tiết vũ khí.

Nặng nhọc, ồn, bụi, làm việc ca kíp.

20

Lấy mẫu, phân tích sản phẩm kim loại để sản xuất các chi tiết vũ khí.

Hơi khí độc, làm việc ca kíp.

21

Vận hành điện lò nấu thép để sản xuất các chi tiết vũ khí.

Nóng, ồn, bụi, làm việc ca kíp.

22

Nhiệt luyện kim loại (ủ, tôi, ram) để sản xuất các chi tiết vũ khí, đạn.

Công việc nặng nhọc, rất nóng ảnh hưởng của bức xạ, của CO, CO2, SO2 và ồn rất cao.

23

Mạ chi tiết vũ khí, ngòi đạn (Niken, Crôm, Kẽm).

Thường xuyên tiếp xúc với các loại hoá chất độc hại.

24

Đốt lò, vận hành lò hơi phục vụ sản xuất các loại vũ khí đạn.

Công việc nặng nhọc, rất nóng, ảnh hưởng của bức xạ nhiệt, bụi than có nồng độ cao, tiếng ồn.

25

Nhiệt luyện kim loại cho các chi tiết vũ khí đạn.

Công việc nặng nhọc, rất nóng, bụi, ồn.

26

Tẩy rửa, ủ, lân hoá, nhuộm mầu kim loại và các sản phẩm kim loại bằng hoá chất của các chi tiết vũ khí.

Thường xuyên tiếp xúc với các loại hoá chất, Axít và xút.

27

Ép nhựa các chi tiết vũ khí, ngòi đạn.

Thường xuyên tiếp xúc với nóng, bụi và hơi khí độc.

28

Nấu đúc gang phục vụ sản xuất vũ khí.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của nóng, bụi.

29

Nung kim loại bằng lò cao tần trong các nhà máy sản xuất vũ khí.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nóng, bụi.

30

Sơn bằng phương pháp thủ công, sơn cách điện, sấy động cơ điện các chi tiết vũ khí, đạn.

Thường xuyên tiếp xúc với các hoá chất độc trong sơn; tư thế lao động gò bó.

31

Sửa chữa cơ, điện máy, các máy công cụ sản xuất các chi tiết vũ khí.

Làm việc trong môi trường hoá chất độc hại, tư thế lao động gò bó.

32

Hàn các chi tiết vũ khí bằng phương pháp nung chảy.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng và khí độc.

33

Ép suất thành hình săm, lốp ô tô, lốp pháo.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với nhiệt độ cao, các hoá chất và dung môi.

34

Giám sát đóng tàu quân sự.

Thường xuyên làm việc ngoài trời, chịu ảnh hưởng của, hơi khí độc, bức xạ nhiệt, bụi ồn, rung, căng thẳng thần kinh, tâm lý.

35

Khảo sát đánh giá chất lượng để sửa chữa hoán cải tàu quân sự.

Môi trường làm việc dưới độ sâu, thiếu dưỡng khí, độc hại, nguy hiểm, căng thẳng thị giác.

36

Cảnh vệ, bảo vệ trong nhà máy sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ, nhiên liệu tên lửa và các sản phẩm trung gian.

Làm việc ngoài trời, thường xuyên tiếp xúc với khí độc như: NO, NO2, S02, S03, NH3.

37

Hàn vỏ tàu quân sự

Hàn ngoài trời, nóng, tư thế lao động gò bó, ảnh hưởng của C02.

38

Lái cẩu điện, cẩu diezen.

Chịu tác động của ồn, bụi, nóng.

39

Sửa chữa máy tàu (ở âu, đà).

Công việc nặng nhọc, nóng, ẩm ướt thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ.

40

Thợ hoá nhôm (mạ nhôm).

Tiếp xúc với khí độc, làm việc theo ca kíp.

41

Mạ kim loại và Xyanua chi tiết vũ khí.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với hơi độc.

42

Vận hành lò hơi phục vụ sản xuất vũ khí.

Công việc nặng nhọc, bụi, ồn và nóng.

43

Đột dập nóng chi tiết vũ khí.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của bức xạ nhiệt và ồn rất cao.

44

Làm sạch vật đúc để sản xuất các chi tiết vũ khí.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nóng, ồn, bụi.

45

Lái cầu trục trong phân xưởng đúc cơ khí để phục vụ sản xuất các chi tiết vũ khí.

Nóng, bụi, căng thẳng thần kinh tâm lý.

46

Mạ kẽm, Crôm, Chì, Niken các chi tiết vũ khí.

Chịu tác động của nhiều loại khí, hóa chất độc như HCl, NH3, NH4OH, NH4Cl, ZnO và chì.

47

Hàn điện, hàn hơi phục vụ sản xuất các chi tiết vũ khí.

Tiếp xúc với nóng và hơi khí độc.

48

Vận hành máy nén khí áp lực từ (8kg/cm2) trở lên để sản xuất và sửa chữa các chi tiết vũ khí.

Chịu ảnh hưởng của rung và tiếng ồn rất cao

49

Vận hành búa máy để sản xuất các chi tiết vũ khí.

Chịu tác động của nhiệt độ cao, rung động lớn và tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép.

50

Cán nhôm lạnh để sản xuất các chi tiết vũ khí.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của tiếng ồn cao.

51

Nung, ép định hình đồng, nhôm để sản xuất các chi tiết vũ khí.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của tiếng ồn và hơi khí độc.

52

Kéo dây đồng và nhôm để phục vụ sản xuất các chi tiết vũ khí.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với tiếng ồn lớn.

53

Hấp, ủ nhôm để phục vụ sản xuất các chi tiết vũ khí.

Công việc nặng nhọc, nóng, thường xuyên làm việc trong môi trường bụi.

54

Sơn tĩnh điện để phục vụ sản xuất các chi tiết vũ khí.

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc, nóng.

55

Mài khô kim loại các chi tiết vũ khí.

Tiếp xúc với bụi đá mài, bụi kim loại và tiếng ồn.

56

Chà sáng, cạo rỉ, đánh bóng các chi tiết vũ khí bằng kim loại.

Tư thế lao động gò bó, thường xuyên chịu tác động của ồn, bụi nồng độ cao.

57

Khoan, phay, bào, tiện gang các chi tiết vũ khí.

Căng thẳng thị giác, tập trung chú ý cao.

58

Bả ma tít và sơn xì thân máy các chi tiết vũ khí.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của dung môi pha sơn và hơi xăng.

59

Rèn búa máy từ 350 kg trở lên để sản xuất các chi tiết vũ khí.

Công việc nặng nhọc, nóng và tiếng ồn rất cao; ảnh hưởng đến thính giác.

60

Công nhân vận hành trạm biến thế từ 110 KV trở lên phục vụ sản xuất vũ khí, đạn.

Căng thần kinh tâm lý, chịu tác động của điện từ trường cao, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ

61

Rèn thủ công các chi tiết vũ khí.

Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của nóng, bụi và khí CO.

62

Phá khuôn đúc bằng chày hơi sản xuất các chi tiết vũ khí đạn.

Nặng nhọc, nóng, bụi, rung.

63

Vận hành máy đột dập kim loại sản xuất các chi tiết vũ khí.

Nóng, ồn, rung, căng thẳng thị giác.

64

Đốt, vận hành lò ủ kim loại để sản xuất các chi tiết vũ khí.

Công việc nặng nhọc, độc hại, thường xuyên chịu tác động của nhiệt độ cao, CO và CO2.

65

Vận hành máy dập, dũa, mài bi kim loại để sản xuất các chi tiết vũ khí.

Thường xuyên tiếp xúc với rung, ồn và hoá chất độc.

66

Tiện gang các chi tiết thân đạn.

Bụi, căng thẳng thị giác, tập trung chú ý cao.

67

Tráng, sơn cách điện dây điện của các chi tiết vũ khí.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của tiếng ồn và hơi khí độc.

68

May công nghiệp, may khâu da hàng quân sự.

Tư thế lao động gò bó, công việc đơn điệu, căng thẳng thị giác và mệt mỏi thần kinh tâm lý.

69

Vận hành máy xay, nghiền, trộn, cán, đùn, ép nhựa PVC, PE phục vụ sản xuất vũ khí, đạn.

Công việc độc hại, thường xuyên tiếp xúc với bụi, hơi và khí độc, nhiệt độ cao.

70

Cán tráng, cán hình vải cao su các chi tiết vũ khí.

Ảnh hưởng của ồn, xăng và SO2­­.

71

Lưu hoá các sản phẩm cao su các chi tiết vũ khí.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với các hoá chất độc.

72

Chế tạo, sản xuất ống cao su chịu áp lực thuộc các chi tiết vũ khí.

Nặng nhọc, tiếp xúc với các hoá chất xúc tác, lưu huỳnh.

73

Sửa chữa cơ, điện các máy công cụ, máy in, xén tài liệu quân sự.

Làm việc trong môi trường có hoá chất độc, tư thế lao động gò bó.

74

Sản xuất, quấn ống giấy bao gói vật liệu nổ phục vụ sản xuất hàng quân sự.

Chịu tác động của nóng, hoá chất độc, bụi trong suốt ca làm việc.

75

Lái xe vận tải chuyên dùng chở hoá chất phục vụ sản xuất quốc phòng.

Chịu tác động của ồn, rung, hoá chất độc, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh.

76

Hoá nghiệm, kiểm tra chất lượng hoá chất phục vụ sản xuất quốc phòng.

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại.

77

Đo lường, kiểm định, hiệu chỉnh và sửa chữa phương tiện đo trong dây chuyền sản xuất vũ khí, đạn, thuốc phóng, thuốc nổ, nhiên liệu tên lửa và các sản phẩm trung gian.

Công việc nặng nhọc; thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại như: NO, NO2, SO2, SO3, DNT, DBP, Xentralit, ête.

78

Sản xuất mạch in thuộc các chi tiết vũ khí.

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất (mạ đồng, mạ thiếc, chất ăn mòn FeCl3; Axêtôn, Benzen...) và các dung dịch rửa phim, hãm ảnh, tẩy cản quang.

79

Sản xuất khí phục vụ quốc phòng.

Công việc nặng nhọc, làm việc trong môi trường nguy hiểm, có nguy cơ cháy, nổ cao.

80

Sản xuất ống khuếch đại ánh sáng thuộc các chi tiết vũ khí.

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất như: H2SO4, HNO3, TCE...

81

Hàn lăn các chi tiết vũ khí.

Công việc nặng nhọc, tư thế gò bó, thường xuyên tiếp xúc với dung dịch làm mát cực máy hàn.

82

Siêu âm từ tính chi tiết vũ khí.

Tiếp xúc hơi khí độc, bức xạ điện từ, căng thẳng thị giác.

83

Thiết kế tàu quân sự (tính toán kết cấu, lập bản tính, bản vẽ, tính toán kiểm tra độ bền kết cấu).

Quá trình làm việc bị tiêu hao năng lượng, thao tác đơn điệu, căng thẳng thị giác, thần kinh mệt mỏi và gánh nặng thông tin.

84

Lắp đặt, thử khi chế tạo độ bền các chi tiết kết cấu tàu quân sự.

Điều kiện làm việc có độ ồn lớn, âm thanh chói từ va chạm, chà sát kim loại, các khí thải công nghiệp và bụi kim loại.

85

Vận hành hệ thống cấp nước, điện phục vụ cho sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ, nhiên liệu tên lửa và các sản phẩm trung gian.

Môi trường làm việc ồn, rung.

III. HẢI QUÂN

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1

Sỹ quan, thuyền viên làm việc trên tàu quân sự và khảo sát đo đạc trên biển.

Chịu ảnh hưởng của sóng lớn, rung lắc, thời tiết khắc nghiệt.

Điều kiện lao động loại V

1

Xây dựng, lắp đặt, sửa chữa các công trình ngoài hải đảo.

Làm việc ngoài trời, lao động thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió, ẩm ướt.

2

Sửa chữa, lắp ráp, hiệu chỉnh các thiết bị quang điện tử, hỏi đáp thông tin, hàng hải trên các tàu quân sự.

Nơi làm việc chật hẹp, nóng, thiếu dưỡng khí, ồn chịu ảnh hưởng của sóng điện từ, căng thẳng thần kinh tâm lý.

3

Sỹ quan, thuyền viên tàu cá vũ trang.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động sóng, gió, rung lắc, ồn, căng thẳng thần kinh tâm lý.

4

Sửa chữa các hệ thống Sona trên tàu quân sự.

Nơi làm việc chật hẹp, nóng, thiếu dưỡng khí, chịu ảnh hưởng của sóng điện từ trường, sóng siêu âm, căng thẳng thần kinh.

5

Khai thác, vận hành, sửa chữa ra đa quan sát hải quân.

Chịu ảnh hưởng tiếng ồn, điện từ trường, bức xạ màn hình ra đa.

Điều kiện lao động loại IV

1

Khai thác, sử dụng, sửa chữa các trang bị khí tài trên các tổ hợp tên lửa bờ.

Công việc nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, nóng, thiếu dưỡng khí, ồn, chịu ảnh hưởng của sóng siêu cao tần, căng thẳng thần kinh tâm lý.

2

Thủ kho, bảo quản, bốc xếp vật tư, trang bị khí tài trong kho khí tài điện tử.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với dầu, mỡ, hoá chất độc hại,.

3

Sơn xe ô tô quân sự bằng phương pháp thủ công và bằng máy phun sơn.

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại, tư thế lao động gò bó.

4

Vận hành các phương tiện nâng, hạ, vận chuyển ở cảng quân sự.

Làm việc trong điều kiện chật hẹp, tư thế lao động gò bó, nóng, nặng nhọc, ồn, rung, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh.

5

Làm việc trong buồng giảm áp, máy nén khí cung cấp cho buồng giảm áp gắn trên trang thiết bị quân sự.

Nơi làm việc chật hẹp, gò bó, nóng, áp xuất cao, chịu tác động của tiếng ồn lớn, sóng gió, rung, lắc, căng thẳng thần kinh tâm lý.

6

Khảo sát, điều tra, đánh giá số liệu, điều vẽ, biên tập và in ấn hải đồ.

Làm việc trong phòng kín, tiếp xúc với hoá chất độc hại, căng thẳng thị giác.

7

Giao nhận hàng hoá ở cảng quân sự.

Công việc ngoài trời, ồn, bụi, căng thẳng thần kinh tâm lý.

IV. TÌNH BÁO

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ