Loading


Thông tư 167/2012/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 167/2012/TT-BTC
Ngày ban hành 10/10/2012
Ngày có hiệu lực 01/12/2012
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Nguyễn Thị Minh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 167/2012/TT-BTC

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2012

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VIỆC LẬP DỰ TOÁN, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu, tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 06 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính;

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 486/VPCP-KSTT ngày 20/1/2012 của Văn phòng Chính phủ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính - Hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính như sau:

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1. Đối tượng:

a) Cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính.

b) Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính.

c) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân các cấp khi thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính.

2. Phạm vi:

a) Các quy định tại Thông tư này được áp dụng đối với các hoạt động kiểm soát việc quy định, thực hiện, rà soát, đánh giá thủ tục hành chính và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

b) Thông tư này không bao gồm:

- Hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trong nội bộ của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau không liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức;

- Hoạt động kiểm soát thủ tục xử lý vi phạm hành chính; thủ tục thanh tra và thủ tục hành chính có nội dung bí mật nhà nước.

Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện

1. Kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ do ngân sách Trung ương bảo đảm.

2. Kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do ngân sách địa phương bảo đảm.

3. Ngoài kinh phí do ngân sách nhà nước bảo đảm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp khác để tăng cường thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý.

Điều 3. Nội dung chi

1. Chi cho việc cập nhật dữ liệu thủ tục hành chính vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; công bố, công khai thủ tục hành chính.

2. Chi lấy ý kiến đối với quy định về thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; chi lấy ý kiến tham gia của các chuyên gia đối với quy định về thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp (chỉ thanh toán đối với các trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo lấy ý kiến cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP; cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính phải lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, của chuyên gia).

3. Chi cho các hoạt động rà soát độc lập các quy định về thủ tục hành chính: Lập biểu mẫu rà soát, điền biểu mẫu rà soát; chi xây dựng báo cáo tổng hợp, phân tích về công tác kiểm soát thủ tục hành chính, công tác tiếp nhận xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính trên phạm vi toàn quốc; chi xây dựng báo cáo kết quả rà soát, đánh giá về thủ tục hành chính theo chuyên đề, theo ngành, lĩnh vực.

4. Chi tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến đối với các quy định về thủ tục hành chính, các phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính.

[...]
9