Loading


Thông tư 25/2006/TT-BTC hướng dẫn hỗ trợ doanh nghiệp nông, lâm nghiệp nhà nước, ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại các tỉnh Tây nguyên do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 25/2006/TT-BTC
Ngày ban hành 30/03/2006
Ngày có hiệu lực 01/05/2006
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Trần Văn Tá
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Tài nguyên - Môi trường

BỘ TÀI CHÍNH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 25/2006/TT-BTC

Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2006 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIỆC HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NÔNG, LÂM NGHIỆP NHÀ NƯỚC, BAN QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC DỤNG, BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CƯ TRÚ HỢP PHÁP TẠI CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN 

Thi hành Quyết định số 231/2005/QĐ-TTg ngày 22/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ doanh nghiệp nông, lâm nghiệp Nhà nước, Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại các tỉnh Tây Nguyên, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng áp dụng:

Là doanh nghiệp nông, lâm nghiệp nhà nước đóng tại địa bàn Tây Nguyên gồm: nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh, công ty, xí nghiệp, trạm trại sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ (sau đây gọi chung là đơn vị) có sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại các tỉnh Tây Nguyên (sau đây gọi là người dân tộc thiểu số).

2. Phạm vi áp dụng:

2.1- Về đào tạo: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 300.000 đồng/người/tháng, trong thời gian không quá 6 tháng cho việc đào tạo nghề đối với lao động là người dân tộc thiểu số đã tuyển dụng nhưng chưa có tay nghề và số lao động phổ thông đủ điều kiện tuyển dụng vào làm việc theo yêu cầu phải đào tạo trong kế hoạch tuyển dụng, đào tạo của đơn vị.

2.2- Về bảo hiểm xã hội: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ nộp thay đơn vị 15% Bảo hiểm xã hội, 2% Bảo hiểm y tế cho lao động là người dân tộc thiểu số đã tuyển dụng nhưng chưa đủ thời gian 5 năm; được tuyển dụng mới hoặc ký hợp đồng lao động. Thời gian hỗ trợ nộp thay là 5 năm kể từ ngày người lao động vào làm việc.

2.3- Về áp dụng định mức lao động: Áp dụng định mức lao động bằng 80% định mức lao động chung của đơn vị để khoán hoặc trả công cho người lao động là người dân tộc thiểu số. Thời gian áp dụng là 5 năm kể từ ngày người lao động vào làm việc.

2.4- Về tiền thuê đất: Miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất của đơn vị thuộc diện phải thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai với đơn vị có sử dụng từ 30% lao động là người dân tộc thiểu số trở lên so với tổng số lao động có mặt làm việc tại đơn vị.

3. Việc lập dự toán, thực hiện chi, quyết toán nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ và Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính và các quy định tại Thông tư này.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Về  kinh phí cho đào tạo, kinh phí bảo hiểm xã hội được ngân sách hỗ trợ:

1.1- Lập kế hoạch dự toán kinh phí cho đào tạo, kinh phí bảo hiểm xã hội được ngân sách hỗ trợ:

a- Hàng năm căn cứ vào hướng dẫn lập kế hoạch ngân sách, các đơn vị xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ gửi cơ quan quản lý cấp trên: Tổng công ty đối với các đơn vị trực thuộc Tổng công ty; Bộ, ngành đối với đơn vị trực thuộc Bộ, ngành (sau đây gọi tắt là Bộ); Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) đối với đơn vị thuộc địa phương. Các Tổng công ty tổng hợp dự toán các đơn vị trực thuộc gửi cho Bộ quản lý ngành (đối với Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, Tổng công ty do các Bộ quản lý ngành quyết định thành lập (sau đây gọi tắt là Tổng công ty Trung ương), gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (đối với Tổng công ty do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập).

b- Căn cứ lập dự toán:

- Về đào tạo:

+ Số lao động là dân tộc thiểu số đã tuyển dụng chưa được đào tạo ước đến ngày 31/12 năm báo cáo.

+ Số lao động dân tộc thiểu số cần tuyển dụng và đào tạo năm kế hoạch.

+ Ngành nghề đào tạo, số lượng lao động cần đào tạo theo từng ngành nghề do Thủ trưởng đơn vị quyết định theo nhu cầu của đơn vị .

+ Thời gian đào tạo: Tuỳ theo ngành nghề, phương thức đào tạo do Thủ trưởng đơn vị xác định thời gian đào tạo nhưng tối đa không quá 6 tháng cho 1 khoá học.

+ Hình thức đào tạo: Có thể đào tạo tập trung tại các trường lớp của tổ chức dạy nghề chuyên nghiệp, hoặc đào tạo kèm cặp tại đơn vị.

+ Mức phí: Theo mức thu phí của các tổ chức dạy nghề chuyên nghiệp đào tạo tập trung tại các trường (đối với hình thức đào tạo tập trung) hoặc đào tạo kèm cặp tại đơn vị (chi cho giáo viên, dụng cụ, phương tiện học tập…), mức phí tối đa không quá 300.000 đồng/người/tháng.

(Biểu lập dự toán theo phụ lục số 1 đính kèm Thông tư này).

- Về bảo hiểm xã hội:

+ Số lao động thiểu số được hỗ trợ bảo hiểm xã hội, trong đó:

Lao động có đến 31/12 năm báo cáo.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ