Loading


Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

Số hiệu 26/2016/TT-BXD
Ngày ban hành 26/10/2016
Ngày có hiệu lực 15/12/2016
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Xây dựng
Người ký Lê Quang Hùng
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

BỘ XÂY DỰNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/2016/TT-BXD

Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2016

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây viết là Nghị định 59/2015/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;

Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng;

Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng      

Thông tư này quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng áp dụng với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 2. Trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư

1. Lựa chọn các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực để thực hiện các hoạt động xây dựng; chấp thuận các nhà thầu phụ tham gia hoạt động xây dựng do nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng đề xuất theo quy định của hợp đồng xây dựng.

2. Thỏa thuận về ngôn ngữ thể hiện tại các văn bản, tài liệu, hồ sơ có liên quan trong quá trình thi công xây dựng. Trường hợp có yếu tố nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng trong các văn bản, tài liệu, hồ sơ là tiếng Việt và tiếng nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn; trường hợp không thỏa thuận được thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và tiếng Anh.

3. Đối với khảo sát xây dựng:

a) Tổ chức lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng;

b) Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng; điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng (nếu có);

c) Phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng; điều chỉnh, bổ sung phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng (nếu có);

d) Kiểm tra việc thực hiện của nhà thầu khảo sát xây dựng so với các quy định trong hợp đồng;

đ) Tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù hợp với loại hình khảo sát để giám sát công tác khảo sát xây dựng;

e) Nghiệm thu, phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng theo quy định;

g) Thuê tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực để thẩm tra phương án kỹ thuật khảo sát và báo cáo kết quả khảo sát khi cần thiết.

4. Đối với thiết kế xây dựng công trình:

a) Xác định nhiệm vụ thiết kế theo quy định tại Điều 18 Nghị định 46/2015/NĐ-CP; hình thức văn bản xác định nhiệm vụ thiết kế tham khảo theo mẫu quy định tại Phụ lục I Thông tư này;

b) Kiểm tra việc thực hiện của nhà thầu thiết kế, nhà thầu thẩm tra thiết kế (nếu có) so với các quy định trong hợp đồng;

c) Thuê tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực thẩm tra hồ sơ thiết kế xây dựng công trình khi cần thiết;

d) Kiểm tra và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP để thẩm định thiết kế;

[...]
345