Loading


Thông tư 26/2019/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm công tác cải cách hành chính nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 26/2019/TT-BTC
Ngày ban hành 10/05/2019
Ngày có hiệu lực 01/07/2019
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Trần Văn Hiếu
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/2019/TT-BTC

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2019

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VIỆC LẬP DỰ TOÁN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ BẢO ĐẢM CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ hướng dẫn một số Điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020;

Thực hiện Quyết định số 225/QĐ-Ttg ngày 04 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm công tác cải cách hành chính nhà nước.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Thông tư này quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm công tác cải cách hành chính nhà nước.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tổng cục và tương đương, cục, vụ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết thủ tục hành chính và tham gia vào quá trình giải quyết thủ tục hành chính;

b) Ủy ban nhân dân (sau đây viết tắt là UBND) các cấp; các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện; các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết thủ tục hành chính.

Các cơ quan quy định tại các điểm a, điểm b Khoản này sau đây được gọi tắt là các bộ, địa phương.

c) Cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan quy định tại điểm a, điểm b Khoản này, sỹ quan quân đội, sỹ quan công an đối với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an (sau đây gọi là chung là cán bộ, công chức, viên chức);

d) Các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan, tổ chức khác thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.

Điều 2. Nguồn kinh phí

1. Nguồn kinh phí bảo đảm cho công tác cải cách hành chính của bộ, địa phương được bố trí trong dự toán hàng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.

2. Kinh phí thực hiện việc áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông của đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên sử dụng từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Kinh phí thực hiện việc áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông của đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan, tổ chức khác theo nội dung chi, mức chi quy định tại Thông tư này do các cơ quan, đơn vị, tổ chức tự đảm bảo và được hạch toán và quyết toán vào chi phí hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp và tổ chức khác.

Điều 3.Nội dung chi

1. Chi đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ; chi quản lý và điều hành thực hiện Chương trình.

2. Chi xây dựng đề cương chương trình, kế hoạch cải cách hành chính hàng năm, 5 năm.

3. Chi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác cải cách hành chính nhà nước tại các bộ, địa phương.

4. Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ phục vụ công tác cải cách hành chính.

[...]
9