Loading


Thông tư 26/2019/TT-BTNMT quy định về thẩm định, phê duyệt đề án, báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Số hiệu 26/2019/TT-BTNMT
Ngày ban hành 31/12/2019
Ngày có hiệu lực 18/02/2020
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài nguyên và Môi trường
Người ký Trần Quý Kiên
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/2019/TT-BTNMT

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2019

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN, BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐỊA CHẤT VỀ KHOÁNG SẢN

Căn cứ Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định về thẩm định, phê duyệt đề án, báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết khoản 2 Điều 22 Luật khoáng sản năm 2010 về thủ tục thẩm định, phê duyệt đề án, báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, gồm các hoạt động sau: thẩm định, phê duyệt đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản (sau đây gọi chung là đề án); kiểm tra, nghiệm thu việc thực hiện đề án; thẩm định, phê duyệt báo cáo kết quả đề án.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về địa chất và khoáng sản; cơ quan, đơn vị thực hiện các đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản là các đề án, dự án, nhiệm vụ điều tra, phát hiện khoáng sản cùng với việc lập bản đồ địa chất khu vực, địa chất tai biến, địa chất môi trường, địa chất khoáng sản biển, bản đồ chuyên đề và nghiên cứu chuyên đề về địa chất, khoáng sản; đánh giá tiềm năng khoáng sản.

2. Cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện đề án (gọi tắt là đơn vị chủ trì) là cơ quan, đơn vị được cơ quan cấp trên giao thực hiện đề án tại Quyết định phê duyệt đề án hoặc Quyết định giao nhiệm vụ, đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công của cơ quan có thẩm quyền.

3. Cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện đề án (gọi tắt là đơn vị phối hợp) là cơ quan, đơn vị được giao thực hiện một phần của đề án tại Quyết định phê duyệt đề án hoặc Quyết định giao nhiệm vụ, đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công của cơ quan có thẩm quyền.

4. Đơn vị thi công là đơn vị (hoặc tổ, nhóm) thực hiện một số hạng mục công việc của đề án.

Chương II

THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN; KIỂM TRA, NGHIỆM THU VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN; THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ ÁN

Mục 1. THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN

Điều 4. Phân loại đề án và thẩm quyền phê duyệt

1. Đề án Chính phủ: là đề án quan trọng, cấp bách thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Đề án cấp Bộ: là đề án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và đề án do Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ phê duyệt theo phân cấp hoặc ủy quyền.

Điều 5. Nội dung đề án

1. Đề án bao gồm các nội dung chính sau đây:

a) Cơ sở pháp lý của việc lập đề án;

b) Phạm vi thực hiện (vị trí địa lý, tọa độ, diện tích khu vực điều tra);

[...]
2