Loading


Thông tư 33/2008/TT-BNN hướng dẫn thực hiện Nghị định 72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đập do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 33/2008/TT-BNN
Ngày ban hành 04/02/2008
Ngày có hiệu lực 29/02/2008
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Đào Xuân Học
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------

Số: 33/2008/TT-BNN

Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2008

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU THUỘC NGHỊ ĐỊNH SỐ 72/2007/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 5 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN ĐẬP

Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện và quy định chi tiết một số Điều thuộc Nghị định của Chính phủ về quản lý an toàn đập như sau:

I. ĐĂNG KÝ AN TOÀN ĐẬP

Việc đăng ký an toàn đập thuộc trách nhiệm của chủ đập, được quy định tại Khoản 3, Điều 4 của Nghị định về quản lý an toàn đập.

1. Tổ chức thực hiện đăng ký an toàn đập

1.1. Đối với các hồ chứa nước mới đưa vào khai thác:

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận bàn giao quản lý, chủ đập phải tiến hành việc kê khai đăng ký an toàn đập. Mẫu tờ khai có thể được nhận tại Cục Thủy lợi, Chi cục Thủy lợi thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoặc theo mẫu đăng tải trên trang web của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (www.mard.gov.vn).

1.2. Đối với hồ chứa hiện đang khai thác:

a. UBND tỉnh phải chịu trách nhiệm tổ chức việc đăng ký an toàn đập. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai các việc sau đây:

- Tổ chức quán triệt mục đích của việc kê khai, đăng ký an toàn đập.

Việc kê khai đăng ký an toàn đập nhằm:

+ Giúp cơ quan quản lý nhà nước về an toàn đập các cấp kiểm kê, nắm chính xác số lượng đập hiện có trên từng địa bàn, địa phương và trong phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương; nắm khái quát về hiện trạng chất lượng đập và công tác quản lý đập, để có biện pháp củng cố, tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn đập, chỉ đạo việc bảo đảm an toàn đập trong mùa mưa lũ.

+ Giúp chủ đập củng cố và tăng cường công tác quản lý an toàn đập, thông qua việc rà soát kê khai thấy được hiện trạng chung về chất lượng đập và công tác quản lý đập, tăng cường nhận thức về trách nhiệm của chủ đập đối với việc đảm bảo an toàn đập và an toàn cho vùng hạ du đập; tạo thuận lợi để tiếp nhận sự giúp đỡ của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn đập theo các quy định hiện hành.

+ Thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa chủ đập với cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn đập, nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật và hiệu quả quản lý

- Phát và hướng dẫn để các chủ đập kê khai Tờ khai quản lý an toàn đập.

- Đôn đốc các chủ đập kê khai, nộp Tờ khai.

- Tiếp nhận Tờ khai.

- Tổng hợp kết quả, lập báo cáo gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương (đối với các đập thủy điện).

- Lưu trữ Tờ khai.

b. Thời hạn hoàn thành việc đăng ký an toàn đập: 30/6/2008

2. Hàng năm, chủ đập phải lập báo cáo về hiện trạng an toàn đập gửi cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại, theo nội dung và thời hạn quy định tại Điều 16 của Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm tổng hợp, lập báo cáo gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương (đối với các đập thủy điện), và lưu trữ hồ sơ theo quy định.

3. Kinh phí cho công tác đăng ký an toàn đập được bố trí từ nguồn vốn ngân sách sự nghiệp của địa phương và các nguồn kinh phí khác theo các quy định hiện hành.

II. KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN BẢO ĐẢM VỀ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG ĐẬP

1. Việc kiểm tra, chứng nhận bảo đảm về chất lượng xây dựng đập nhằm giúp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có cơ sở xem xét quyết định nghiệm thu đập để đưa vào khai thác sử dụng theo Điều 8 của Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập của Chính phủ

2. Đập mới được xây dựng và đập đang khai thác sau khi được đầu tư khôi phục, sửa chữa, nâng cấp đều phải thực hiện việc kiểm tra, chứng nhận bảo đảm về chất lượng trước khi xem xét để nghiệm thu, đưa vào khai thác sử dụng.

3. Nội dung kiểm tra, chứng nhận gồm:

a. Sự phù hợp về mục tiêu khai thác hồ chứa theo quy hoạch thủy lợi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ